Hà Nội Metro báo lãi trước thuế năm 2022, doanh thu trợ giá lên tới 417 tỷ đồng

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) – đơn vị quản lý tuyến Cát Linh – Hà Đông, vừa báo lãi trước thuế gần 97 tỷ đồng. Điều này đến từ nguồn doanh thu trợ giá của thành phố tăng từ 63 tỷ đồng lên tới 417 tỷ đồng, còn doanh thu bán vé đạt khoảng 65 tỷ đồng.

Ảnh chụp bên trong toa tàu Cát Linh – Hà Đông vào lúc 9h sáng ngày 4/5/2023, lượng người đi khá thưa thớt. (Nguồn: CTV/Trí Thức VN)

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Hanoi Metro đạt tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gần 483 tỷ đồng. Trong đó gồm doanh thu bán vé đạt hơn 65 tỷ đồng (năm 2021 là 5 tỷ đồng) và doanh thu trợ giá tăng lên tới 417 tỷ đồng (năm 2021 là 63 tỷ đồng).

Cũng nhờ khoản trợ giá này, Hanoi Metro đã thoát tình trạng kinh doanh dưới giá vốn khi lãi gộp đạt 109,5 tỷ đồng.

Trong cơ cấu chi phí của Hanoi Metro, khấu hao chiếm 60%, tương đương 225 tỷ đồng. Tiếp sau đó là chi phí nhân công gần 100 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi năm 2021) và chi phí dịch vụ mua ngoài gần 60 tỷ đồng (tăng gấp 3,7 lần).

Sau khi trừ hết các chi phí, doanh nghiệp này báo lãi trước thuế 96,8 tỷ đồng. Nhờ đó, khoản lỗ luỹ kế tính đến hết ngày 31/12/2022 của Hanoi Metro giảm còn 36,8 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính năm 2022 ghi nhận khoản nợ phải trả của Hanoi Metro là hơn 3.049 tỷ đồng đến cuối năm 2022. Vốn chủ sở hữu âm 33 tỷ đồng, đã thu hẹp đáng kể so với mức âm hơn 129 tỷ đồng năm 2021.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Hanoi Metro đạt 3.016 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ so với đầu năm. Tài sản dài hạn (hơn 2.500 tỷ đồng) chiếm phần lớn cơ cấu tài sản của Hanoi Metro. Tài sản ngắn hạn tăng gấp 3,7 lần cùng kỳ lên 456 tỷ đồng.

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, Hanoi Metro đặt mục tiêu tổng doanh thu là 519 tỷ đồng, trong đó mục tiêu bán vé đạt 73,9 tỷ đồng doanh thu. Còn mục tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng gần 6 tỷ đồng.

Sản lượng hành khách trong năm 2023 dự kiến đạt 10,67 triệu hành khách, với lượt tàu chở khách là 81.316 lượt.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) đi vào vận hành vào cuối năm 2021. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại thủ đô Hà Nội, chiều dài 13 km với 12 nhà ga. Dự án sử dụng vốn vay của chính quyền Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.

Hanoi Metro là đơn vị quản lý đoàn tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chính thức hoạt động từ tháng 6/2015 do Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Curcumin và sức khỏe thận: Lợi ích, rủi ro và những người nên tránh

Curcumin thường được sử dụng để phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính khác nhau. Nghiên…

2 giây ago

Chuyên gia: 5 Sai lầm sức khoẻ phổ biến cần tránh sau tuổi 60

Nhiều thói quen sức khỏe được coi là bình thường, nhưng có thể không còn…

4 phút ago

Tranh luận giữ hay giảm phí công đoàn: Mức đóng 2% là gánh nặng của doanh nghiệp

Phí công đoàn 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội…

1 giờ ago

Tỷ lệ bỏ học đại học Úc cao kỷ lục, chỉ 62% sinh viên địa phương tốt nghiệp

Phân tích, dựa trên dữ liệu của Bộ Giáo dục liên bang, cho thấy các…

2 giờ ago

[VIDEO] Nổ lớn nghi do chế pháo ở Bắc Giang

Tối 23/10, trên địa bàn xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có tiếng…

2 giờ ago

[VIDEO] Bão Trà Mi khiến 14 người chết, 27 tuyến đường phải đóng cửa ở Phillipines

Do ảnh hưởng của bão Trà Mi (tên địa phương là Kristine), ngập lụt nghiêm…

2 giờ ago