Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun (giữa) chụp ảnh cùng Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yoji Muto (trái) và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao (phải) trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại ba bên lần thứ 13 tại Seoul vào ngày 30 tháng 3 năm 2025. (Ảnh: JUNG YEON-JE / AFP qua Getty Images)
Hôm Chủ Nhật (30/3), Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nhật Bản đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế ba bên đầu tiên sau năm năm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại khu vực khi ba cường quốc xuất khẩu châu Á này chuẩn bị ứng phó với thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ba bộ trưởng thương mại của ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nhật Bản đã đồng ý “hợp tác chặt chẽ trong các cuộc đàm phán sâu rộng và cấp cao” về một thỏa thuận thương mại tự do Hàn Quốc-Nhật Bản-Trung Quốc để thúc đẩy “thương mại khu vực và toàn cầu”, theo một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp.
“Cần phải tăng cường thực hiện RCEP, thỏa thuận mà cả ba nước đều tham gia, và tạo ra một khuôn khổ để mở rộng hợp tác thương mại giữa ba nước thông qua các cuộc đàm phán FTA Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản”, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho hay. RCEP là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. FTA là thoả thuận thương mại tự do.
Các bộ trưởng của ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nhật Bản đã họp trước khi có thông báo của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư (2/4) về việc áp thêm thuế quan đối ứng.
Seoul, Bắc Kinh, và Tokyo là đều những đối tác thương mại lớn của Washington, và những nước này bất đồng với nhau về nhiều vấn đề, trong đó tranh chấp lãnh thổ và việc Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân hư hỏng Fukushima.
Họ đã không đạt được tiến triển đáng kể nào về một thỏa thuận thương mại tự do ba bên kể từ khi bắt đầu đàm phán vào năm 2012.
RCEP, có hiệu lực năm 2022, là một khuôn khổ thương mại giữa 15 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nhằm mục đích giảm bớt các rào cản thương mại.
Tuần trước, Tổng thống Trump đã công bố mức thuế nhập khẩu 25% đối với ôtô và phụ tùng ôtô, một hành động có thể gây tổn hại cho các công ty, đặc biệt là các nhà sản xuất ôtô châu Á, vốn là một trong những nhà xuất khẩu ôtô lớn nhất sang Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu từ S&P, sau Mexico, Hàn Quốc là nước xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới sang Hoa Kỳ, tiếp theo là Nhật Bản.
Các bộ trưởng thương mại của ba nước cũng đã đồng ý tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo tại Nhật Bản.
Xuân Hà, theo Reuters
Hôm 1/4, SoftBank Group thông báo sẽ đầu tư tới 40 tỷ USD vào công…
Trung Quốc tuyên bố bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung…
Ông Donald Trump tuyên bố rằng ông “không nói đùa” khi đề cập đến khả…
Các bệnh viện ung thư ở Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều nơi khác ở…
"Số phận của các thiên thần nổi loạn" là một kiệt tác hội họa mô…
Thư phòng là nơi khởi điểm trên con đường theo đuổi sự nghiệp làm quan…