Giới chuyên môn cho rằng thế giới có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do yếu tố chính trị kích hoạt, “nếu khủng hoảng nổ ra sẽ không kém cơn sóng thần tài chính năm 2008”.
Lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao. Các chỉ số kinh tế của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng Tư. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã khiến nguồn cung cấp lương thực và năng lượng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Nền kinh tế toàn cầu dường như đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng.
Lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Ngày 17/5, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, ông Jerome Powell, cho biết Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát; nhưng những nỗ lực của Chính phủ Mỹ trong việc kiềm chế lạm phát chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, như tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Chỉ số Kinh tế Hàng đầu (LEI) do Liên đoàn các doanh nghiệp lớn thế giới (Conference Board – CB) tổng hợp đã giảm 0,3% trong tháng Tư, báo hiệu sự tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ đã chậm lại.
Được thành lập vào năm 1916, CB nổi tiếng vì thường xuyên công bố Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng Hoa Kỳ, cũng như các chỉ số kinh tế hàng đầu của nước này và 8 quốc gia khác. Chỉ số kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ vào tháng Tư được Liên đoàn các doanh nghiệp lớn thế giới công bố trên trang web chính thức vào ngày 19/5, đã giảm xuống còn 119,2 (năm cơ sở là 2016). Đây là lần giảm thứ 2 trong năm nay.
Ngoài việc công bố chỉ số, Liên đoàn dự kiến GDP năm 2022 của Hoa Kỳ sẽ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời tiết lộ một loạt rủi ro đi xuống đối với nền kinh tế Hoa Kỳ như lạm phát, lãi suất tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và ngừng hoạt động do đại dịch. Đặc biệt là tác động của chính sách phong tỏa ngăn chặn virus viêm phổi Vũ Hán (COVID) của Chính phủ Trung Quốc đối với toàn cầu.
So với cùng kỳ năm ngoái, vào tháng Tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 8,3%, CPI của khu vực đồng euro tăng 7,5%, cao nhất so với mức từ năm 1997 đến nay.
Ngược lại, mặc dù chỉ số CPI chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thấp hơn Hoa Kỳ và khu vực đồng euro, nhưng các chỉ số kinh tế của Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm trong tháng Tư. Một số dữ liệu đã giảm xuống mức tồi tệ nhất trong hơn 2 năm qua.
Chính sách phòng chống dịch “Zero COVID động” do ĐCSTQ thực hiện dường như đã tạo ra một lực hãm đối với nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi. Ví dụ, việc đóng cửa thành phố Thượng Hải đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
Kết quả một cuộc khảo sát qua điện thoại về niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thượng Hải hồi đầu tháng Năm cho thấy, 89% công ty được khảo sát đã mất niềm tin kinh doanh hoặc sắp đóng cửa.
Nhóm nghiên cứu của Quan Hạo, tiến sĩ quản lý hành chính từ Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc, đã thực hiện cuộc khảo sát qua điện thoại trong vòng một tuần. Ông liên hệ với tổng cộng 2.603 doanh nghiệp, với tỷ lệ trả lời cuộc gọi là 38,15%.
Hôm 16/5, Cục Thống kê của ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Sản xuất công nghiệp chậm lại, sản xuất khu vực dịch vụ giảm, doanh số thị trường giảm và tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát đã tăng lên, như tỷ lệ người dân thất nghiệp được khảo sát trong độ tuổi 16 – 24 tuổi của Trung Quốc tăng lên 18,2%.
Dữ liệu chính thức từ ĐCSTQ cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc cung cấp hơn 80% việc làm cho lao động thành thị. Tuy nhiên, dưới tác động của chính sách “Zero COVID động” của ĐCSTQ và xu hướng suy thoái kinh tế chung của Trung Quốc, chỉ số phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đã giảm trong 3 tháng liên tiếp.
Niềm tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giảm sút, kỳ vọng của thị trường yếu, lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục giảm.
Trong bài phát biểu trực tuyến trước công chúng vào tháng 12/2021, ông Lý Dương, Chủ tịch Phòng thí nghiệm Tài chính và Phát triển Quốc gia của ĐCSTQ, kiêm thành viên của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp của những người trẻ trong độ tuổi từ 20 – 24 có trình đại học trở lên tiếp tục đạt mức cao từ 20% trở lên.
Năm 2022, số sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc lần đầu tiên vượt quá hàng chục triệu người, khiến vấn nạn thất nghiệp của những người trẻ có trình độ học vấn đại học trở nên nghiêm trọng hơn.
Về tình hình kinh tế toàn cầu, hôm 24/5, nhà bình luận kinh tế và chính trị Đào Thụy nói với Epoch Times rằng: “Hành vi kinh tế của người dân ngày nay, gồm đầu tư và tiêu dùng, đều phụ thuộc phần lớn vào niềm tin của họ về tương lai. Hiện tại cuộc khủng hoảng lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu là do chúng ta đang ở trong tình trạng không chắc chắn về tương lai. Một số nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều yếu tố khác nhau không thể dự đoán, khiến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.”
“Trái ngược hoàn toàn với nền kinh tế, các chính trị gia ngày nay muốn tận hưởng cơ hội củng cố quyền lực do khủng hoảng và bất ổn mang lại, thậm chí họ còn có thói quen tạo ra tình trạng khẩn cấp.” Ông tin rằng thế giới có lẽ sẽ phải đối mặt với làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu do nhân tố chính trị mang lại.
“Nếu cuộc khủng hoảng nổ ra, nó sẽ không kém cơn sóng thần tài chính năm 2008”, ông nói. “Nó có thể đẩy mọi nền kinh tế lớn trên thế giới vào suy thoái, hơn nữa còn kèm theo những thảm họa nhân đạo khổng lồ. Chúng ta đều nhìn thấy dấu hiệu này trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và đợt phong tỏa thành phố Thượng Hải.”
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…