Trong 2 tháng đầu năm 2024, 23.195 người lao động Việt Nam đã được đưa xuất khẩu lao động. Kế hoạch toàn năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là xuất khẩu ít nhất 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa công bố thông tin về tình hình xuất khẩu lao động trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Trong tháng 2/2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 10.553 lao động, trong đó có 2.789 lao động nữ, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp.
Thị trường Nhật Bản đứng đầu về số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam, với 8.212 lao động (2.217 lao động nữ). Kế tiếp là Đài Loan 1.443 lao động (514 lao động nữ), Hàn Quốc 253 lao động, Thái Lan 109 lao động, Trung Quốc 100 lao động, Singapore 80 lao động, Hungary 70 lao động (8 lao động nữ) và các thị trường khác.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, 23.195 lao động (7.272 lao động nữ) Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Con số trên tương ứng 18,56% kế hoạch năm 2024, khi kế hoạch do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt ra trong năm là đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (năm 2023, kế hoạch là đưa từ 110.000 – 120.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Tính chung trong 2 tháng đầu năm, Nhật Bản tiếp tục đứng đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, với 17.067 lao động (5.714 lao động nữ). Đài Loan đứng thứ với 4.294 lao động (1.407 lao động nữ), bỏ xa thị trường đứng thứ ba là Hàn Quốc với 419 lao động.
Hiện mỗi năm có trên 90% số lao động Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc – nơi được coi là các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam.
Các thị trường tiếp nhận lao động của Việt Nam khác có Trung Quốc: 229 lao động (0 lao động nữ), Singapore: 154 lao động nam, Hungary: 93 lao động (15 lao động nữ), Romani: 165 lao động (2 lao động nữ) và các thị trường khác.
Theo tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại một hội thảo diễn ra vào tháng 12/2023, mỗi năm Việt Nam đưa đi từ 120.000 đến 143.000 người lao động ra nước ngoài làm việc, với khoảng 3,5-4 tỷ USD kiều hối gửi về mỗi năm.
Cũng tại hội thảo, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại TP.HCM – ông Phạm Anh Thắng thừa nhận sau khi hết thời gian làm việc ở các nước, người lao động khoảng 35 – 40 tuổi về nước để đóng góp cho nền kinh tế thì giá trị cũng giảm. Vì thế, cần nghiên cứu vấn đề này để tạo áp lực trở lại đối với người sử dụng lao động ở các nước và giải quyết việc làm cho lao động về nước.
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…