Categories: Kinh TếKinh doanh

Hơn 42.500 công nhân đã mất việc, ngừng việc, doanh nghiệp tại TP.HCM vẫn “cheo leo”

Từ đầu năm 2021 tới nay, tại TP.HCM, hơn 42.500 công nhân bị mất việc hoặc ngừng việc, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động do dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Diễn biến dịch tại TP.HCM và vùng lân cận vẫn chưa thể lường trước khi đã xuất hiện rải rác các ca dương tính, ca F1 trong các doanh nghiệp quy mô hàng ngàn lao động. 

140 công nhân làm chung dây chuyền với nữ công nhân mắc COVID-19 tại Công ty PouYuen Việt Nam đợi để chuyển đến khu cách ly tập trung, sáng 9/6 (Ảnh: HCDC)

Hơn 42.500 công nhân ở TP.HCM bị mất việc, ngừng việc

Thông tin do Chủ tịch TP.HCM – ông Nguyễn Thành Phong đưa ra trong hội nghị với phía doanh nghiệp vào sáng 10/6, truyền thông trong nước đưa tin. Tại thời điểm này, 527 người tại TP đã nhiễm virus Vũ Hán, theo công bố của Bộ Y tế, chiếm 8,1% số ca trong đợt bùng phát (6451 bệnh nhân), chỉ sau Bắc Giang, Bắc Ninh.

Số liệu do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay từ đầu năm 2021 tới nay, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch; 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương công nhân; và khoảng 42.500 công nhân, người lao động mất việc làm hoặc bị ngừng việc…

Ông Phong cho rằng trong 5 tháng đầu năm nay, khi dịch được kiểm soát tốt, kinh tế TP đang phục hồi dần. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 456.000 tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ; thương mại bán lẻ hàng hóa tăng 9,5% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 19,63 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ; thu ngân sách ước đạt hơn 174.000 tỷ đồng, đạt 47,85% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ…

Đợt bùng phát từ ngày 27/4 với nhiều chùm lây bệnh và hiện vẫn tiếp tục ghi nhận các ca lây nhiễm gia tăng, kéo theo quyết định phải giãn cách xã hội nhiều khu vực từ 0h ngày 31/5.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch – đầu tư TP.HCM cho biết kể từ đầu năm có 6.461 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 89,69% so với cùng kỳ 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước 174.608,470 tỉ đồng, đạt gần 48% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, khi có 2.458 doanh nghiệp giải thể, tăng 5% và 9.849 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng gần 24% so với cùng kỳ 2020.

Gói hỗ trợ lần 1 không có mấy tác động, DN đề nghị TP đưa ra gói hỗ trợ riêng

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết theo khảo sát nhanh trên 100 doanh nghiệp, trên 84% các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn do đợt dịch lần thứ 4.

Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%, thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%, phải cắt giảm lao động chiếm 52%, bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%, bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.

Với áp lực lớn nhất là thiếu vốn và giá nguyên liệu tăng chưa biết điểm dừng, ông Dũng cho rằng cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ Chính phủ ban hành theo Nghị định 52, và khắc phục các rào cản các gói hỗ trợ an sinh xã hội do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.

Ngoài ra, nhận định gói hỗ trợ lần 1 “chưa có tác động rõ nét đến doanh nghiệp, mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp”, ông Dũng đề nghị TP cần sớm ban hành gói hỗ trợ riêng.

Các doanh nghiệp đề nghị TP cho phép DN tự mua vắc-xin để tiêm phòng cho công nhân, người lao động, đề nghị các ngân hàng tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi (thấp hơn)…

Kinh tế phụ thuộc vào vắc-xin COVID-19?

Ông Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM – HIDS) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, theo Zing:

Kịch bản xấu nhất, nếu TP.HCM khống chế được dịch bệnh trong tháng 8, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm của TP.HCM sẽ tăng 5,02%, cả năm đạt 4,9%. Kịch bản trung bình là dịch kiểm soát được trong tháng 7, thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm đạt 5,26%, cả năm 5,53% so với cùng kỳ.

Kịch bản lạc quan nhất là dịch được khống chế ngay trong tháng 6, thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2021 là 5,74% và cả năm đạt 6,37%.

Tuy nhiên, ông Ngân lưu ý tất cả kịch bản sẽ thất bại nếu Việt Nam không nhập được vắc-xin và tiêm cho người lao động. Dự báo đưa ra dựa trên số lượng vắc-xin đã đặt hàng được là 120 triệu liều.

Lo ngại dịch bùng phát trong khu công nghiệp trên cả nước

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định ổ dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội đã được khống chế, còn tại TP.HCM thì đang làm nhanh việc truy vết, phong tỏa các ổ dịch.

Tuy nhiên, “điều tôi lo ngại nhất là dịch bệnh đang có xu hướng thâm nhập vào các khu công nghiệp không chỉ riêng Bắc Giang, Bắc Ninh mà trên cả nước”, ông Phu nói. Dịch nếu lây nhiễm trong khu công nghiệp thì số ca nhiễm sẽ rất lớn và sẽ lây ra cộng đồng và ngược lại. Chỗ ở của công nhân thường tập trung đông người, đan xen với dân và đan xen giữa các nhà máy, các khu công nghiệp với nhau nên mật độ lây sẽ rất lớn.

Khi số ca bệnh tăng lên mốc 10.000 người mắc (hiện là 6.451 ca tính tới sáng 10/6) trong đợt bùng phát, sẽ gây ra gánh nặng rất lớn về y tế khi tăng số ca bệnh điều trị, số người phải cách ly, vùng phong tỏa, ca tử vong sẽ tăng. Thiệt hại về kinh tế sẽ rất lớn.

Biến chủng virus Delta B.1.617.2 (lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ) đã được xác định có tốc độ lây lan rất nhanh, tăng nhanh hơn cả biến chủng B1.1.7 có nguồn gốc ở Anh. Chu kỳ lây của virus rút ngắn xuống 2 – 3 ngày (so với chu kỳ lây của chủng virus cũ là 3 – 4 ngày). Ngoài ra, biến chủng này có thể khiến bệnh nhân có những diễn biến nặng do những phản ứng viêm quá mức. “Cho nên chúng ta phải xác định sẽ có nhiều trường hợp COVID-19 trong đợt dịch này có thể tử vong”, ông Phu nói, theo Kenh14.

Nguy cơ dịch lan vào các khu công nghiệp đã được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định vào sáng 29/5, khi có 2 ca bệnh làm việc trong hai khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Tân Bình và Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi.

Hiện tại đã thêm nhiều ca nghi nhiễm, ca F1 trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM, Đồng Nai, Hà Tĩnh, như một nữ công nhân dương tính  ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP.HCM) (quy mô 65.000 lao động), hơn 1.000 công nhân phải tạm nghỉ việc; Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) có 1 ca nghi nhiễm làm việc tại Công ty Nidec Tosok (quy mô 2.704 công nhân) và 1 ca nghi nhiễm của Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc (Công ty FAPV); Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai): 1 F1 có chồng dương tính COVID-19; trong chùm ca 3 mẹ con mắc COVID-19 tại Hà Tĩnh, người mẹ làm việc tại bộ phận kiểm tra chất lượng nhà máy GMP Công ty CP Dược Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).

Nguyễn Minh

Xem thêm:

Nghiên cứu: Những người đã bị nhiễm COVID-19 không có thêm lợi ích nào từ việc tiêm chủng

Nguyễn Minh

Published by
Nguyễn Minh

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

17 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago