Ngày 9/8, Ngân hàng HSBC, Standard Chartered và DBS đã công bố thông cáo cho biết, sẽ theo các biện pháp của Mỹ, Anh Quốc và Liên minh châu Âu, tiến hành chế tài 11 quan chức xâm phạm nhân quyền Hồng Kông bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Đồng thời, các ngân hàng trên cũng sẽ tiến hành chế tài đối với những công ty liên quan mà họ có cổ phần lớn.
Bài viết của Vũ Chân thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.
Chúng ta đã biết, HSBC, Standard Chartered là hai ngân hàng lớn của Anh Quốc, được liệt vào trong số 3 ngân hàng phát hành tiền giấy tại Hồng Kông, đồng thời chiếm vị trí quan trọng trong giới tài chính Hồng Kông. Có người nói không kỳ lạ với việc HSBC, Standard Chartered tham gia vào chế tài, nhưng Ngân hàng DBS biểu đạt thái độ nhanh như thế thì lại có chút kỳ lạ, bởi vì Ngân hàng DBS là của Singapore, tuyên bố chính thức của Singapore rất mơ hồ và về cơ bản chưa bao giờ phản đối Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Tuy nhiên, theo ‘cây gậy’ trừng phạt tài chính của Mỹ, bất cứ ngân hàng nào từ nay về sau muốn tiếp tục làm ăn qua lại với Mỹ thì đều phải tham gia vào chế tài.
Kể từ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ đến nay, Ngân hàng HSBS vẫn luôn đứng ở giữa trong sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù nói là ngân hàng Anh Quốc, nhưng trên 80% nghiệp vụ của họ đều ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu vẫn là ở khu vực Trung Quốc và Hồng Kông. Vị trí quyết định cách suy nghĩ, điều này đồng thời cũng quyết định HSBC không dám quá đắc tội với ĐCSTQ. Cho nên trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ đến nay, HSBC vẫn luôn có thái độ ủng hộ chính phủ Hồng Kông, đồng thời cũng biểu đạt thái độ ủng hộ Luật An ninh Quốc gia, điều này đã bị thế giới lên án mạnh mẽ.
Nhưng do HSBC rốt cuộc vẫn là ngân hàng Anh Quốc, dù có tiếp tục biểu đạt trung thành với ĐCSTQ, thì họ cũng không giành được sự tín nhiệm. Tư thế quỳ của anh không đúng tiêu chuẩn nên dẫu quỳ thì anh vẫn sai, vậy nên, họ sẽ tùy ý tìm một lý do nào đó là có để đánh anh. Ví dụ năm ngoái, do HSBC bị Mỹ nắm thóp, phối hợp với Mỹ bắt Mạnh Vãn Châu, dường như đã đắc tội với ĐCSTQ và thường xuyên bị truyền thông nhà nước Trung Quốc lên án. Đặc biệt là sau sự việc Anh Quốc cấm Huawei, ĐCSTQ tùy tiện bới lông tìm vết HSBC để cảnh cáo Anh Quốc.
Hai ngày trước, Chính phủ Trung Quốc lại tìm lý do nói HSBC có hành vi vi phạm pháp luật khi chưa được khách hàng đồng ý đã tiến hành truy vấn tín dụng, bị chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) phạt 450.000 Nhân dân tệ. Việc này kỳ thực cũng là trả đũa. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của HSBC đã giảm 50%, về cơ bản là giảm một nửa.
Tôi nghĩ, HSBC hiện tại có lẽ đã tỉnh ra, cần phải đứng về phía người Hồng Kông – những người đang theo đuổi tự do, cần phải đứng về phía lực lượng chính nghĩa Mỹ và Anh.
Năm 2012, HSBC từng chi 380 triệu USD để hòa giải với Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ vì liên quan đến các giao dịch quốc tế với Cuba, Sudan, Iran, cộng thêm các khoản tiền phạt khác của các cơ quan Chính phủ Mỹ. Vậy nên năm đó, HSBC đã bị phạt tổng cộng 1,9 tỷ USD, đây cũng coi như là bài học cho HSBC.
Nếu lần này đứng nhầm đội, thì không phải là vấn đề giá cổ phiếu giảm nữa, không phải là vấn đề khoản tiền phạt 1,9 tỷ USD, mà là sự tồn vong. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân chính mà lần này HSBC kiên quyết ủng hộ Mỹ, Anh, tiến hành chế tài đối với quan chức Hồng Kông và ĐCSTQ vi phạm nhân quyền.
Theo lệnh chế tài của Bộ Tài chính Mỹ, tài sản tại Mỹ của 11 người bị Mỹ chế tài sẽ bị đóng băng. Tài khoản của họ mở tại các ngân hàng do Mỹ đầu tư ở Hồng Kông hoặc tài khoản đồng USD của bất kỳ ngân hàng nào cũng sẽ bị đóng băng.
Mặc dù Cục quản lý Tài chính Hồng Kông nói rằng chế tài của Mỹ không có hiệu lực pháp luật tại Hồng Kông, nhưng các ngân hàng sẽ chiểu theo quy định nội bộ “Tuân thủ quy định tội phạm tài chính”, tự quyết định chấp hành phương pháp chế tài. HSBC, Standard Chartered và DBS, từ chối tiến hành giao dịch đối với những người trong danh sách chế tài của Mỹ, chính là một ví dụ rất tốt.
Đương nhiên, ngân hàng không phải có vốn đầu tư từ Mỹ, dùng tiền tệ không phải đồng Đô la Mỹ để tiến hành giao dịch với người bị chế tài, về nguyên tắc là được phép, nhưng thực tế lại có rủi ro. Giống như cư dân mạng nói, quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông bị chế tài có thể chuyển sang mở tài khoản ngân hàng của Trung Quốc để sử dụng dịch vụ tài chính. Nhưng, đồng Đô la Mỹ là tiền tệ chính trong giao dịch quốc tế. Trừ phi ngân hàng Trung Quốc nguyện ý rút khỏi hệ thống thanh toán đồng Đô la Mỹ, trừ phi những ngân hàng như Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc nguyện ý rút chi nhánh khỏi Âu Mỹ, không hoạt động kinh doanh tại Âu Mỹ, nếu không thì những ngân hàng có vốn đầu tư của Trung Quốc này cũng phải chấp hành lệnh chế tài. Một khi vi phạm lệnh cấm thì cũng bằng như tạo cớ cho Mỹ trừng phạt, tin rằng các ngân hàng chủ lưu của Trung Quốc sẽ không làm việc mạo hiểm thế này.
Dù sao trước đây, Trung Quốc đã có rất nhiều ngân hàng bị Mỹ chế tài do vi phạm lệnh chế tài của Mỹ khi giao dịch với Bắc Triều Tiên, Iran. Hãy xem xem những ngân hàng này có bao nhiêu can đảm đến mức nào, có còn dám làm việc ác này nữa không.
Giống như bình luận viên quân sự Trương Chiêu Trung (Zhang Shaozhong), người phát minh “tảo quấn tàu sân bay”, nói rằng, hiện tại thanh toán tiền tệ toàn cầu thực tế đều xây dựng trên cơ sở thanh toán bằng đồng Đô la Mỹ, có sự phụ thuộc vào hệ thống SWIFT mà Mỹ xây dựng. Việc chuyển khoản của bất cứ hai thực thể nào trên toàn cầu, đều không tách khỏi hệ thống này. Do đó, việc chế tài tài chính của Mỹ đối với bất cứ ngân hàng nào mà nói, đều là án tử.
Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga quả quyết rằng không sợ Mỹ chế tài, nhưng lại khẩn cấp để con trai mình rời khỏi Mỹ. Bởi vì sau này, ngay cả học phí và tiền thuê nhà của con trai bà cũng không thể chuyển được đến Mỹ, sau khi con trai bà ra khỏi nước Mỹ, thì sẽ không vào lại được nữa. Bà ấy thực sự không sợ? Những ngân hàng như HSBC, Standard Chartered và DBS nếu dám tiếp tục giao dịch với những người này, thì những ngân hàng này cũng sẽ bị phán “án tử”, liệu họ không sợ chăng? Tôi tin rằng những ngân hàng vốn đầu tư Trung Quốc cũng sẽ làm theo lệnh chế tài này.
Về sau, những tay sai này của ĐCSTQ cũng không cần dùng đến ngân hàng gửi tiền đa quốc gia nữa, cũng không cần tài khoản của những ngân hàng này, tất cả đều hủy bỏ hết, tài sản bị đóng băng. Tiền lương thì dùng hộp giấy mà đựng vậy! Tài khoản đồng Đô la Mỹ bị hủy hỏ, không cách nào gửi nhận Đô la Mỹ ở nước ngoài, để cho các vị trải nghiệm một chút kinh tế nội tuần hoàn và kinh tế ăn cỏ của ĐCSTQ là thế nào.
Ngày 10/8, Ngoại trưởng các nước Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc và Mỹ đã phát biểu tuyên bố chung, biểu thị sự quan tâm đến việc “quyền và lợi ích của Hồng Kông bị làm xói mòn”. Họ cho biết Luật An ninh Quốc gia của Trung Quốc đã làm xói mòn quyền lợi và tự do cơ bản của người Hồng Kông. Liên minh Ngũ Nhãn ngày càng đoàn kết, mặc dù chủ yếu vẫn là nói nhiều, nhưng gần đây đã phối hợp với các biện pháp chế tài và tập hợp lại để ngày càng tăng thêm sức mạnh.
Vũ Chân
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…