Kinh Tế

Khối nợ trói buộc nguồn cung bất động sản

Theo báo cáo của VIS Rating, thị trường bất động sản Quý 2.2024 đã nóng lên nhờ nhu cầu tăng và giá liên tục tăng cao. Tuy nhiên, nút nghẽn để cấp ra dự án mới nằm ở khâu cấp vốn. Đa số các chủ đầu tư lớn đều đang giữ tỷ lệ nợ rất cao, khả năng trả nợ cực yếu dẫn đến khả năng huy động vốn cho dự án mới rất khó khăn.

Nguồn cung bất động sản gặp trở ngại về vốn

Báo cáo nhận định thị trường Bất động sản của VIS Rating ghi nhận ngành bất động sản đã phục hồi trong nửa đầu năm 2024, doanh số bán hàng tăng mạnh, dòng tiền phần nào được cải thiện nhưng khả năng trả nợ của phần lớn các chủ đầu tư đang ở mức yếu và rất yếu.

Cụ thể, báo cáo cho biết giao dịch bất động sản bất động sản trên toàn quốc trong Q2/2024 đã đạt mức cao nhất kể từ Q4/2022 do nhờ giá bất động sản tại Hà Nội và Tp.HCM liên tục tăng cao. Trong nửa đầu năm 2024, doanh số bán hàng mới của các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Khang Điền, Nam Long, Đất Xanh đã tăng trung bình 31%.

Tỷ lệ hấp thụ căn hộ và giá nhà tăng cao trong Quý 2.2024. Nguồn CBRE.

Nguồn cung nhà đã cải thiện ở khu vực Hà Nội và Hải phòng, tuy nhiên phân khúc nhà ở xã hội chỉ đạt 10% so với mục tiêu năm 2025. Trong thời gian tới, nguồn cung dự án mới sẽ gặp nhiều khó khăn do các chủ đầu tư đều vướng phải các quy định trong huy động vốn.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng nợ của các chủ đầu tư niêm yết đã tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Vinhomes có mức tăng trưởng nợ cao nhất, tăng 63% so với cùng kỳ, tiếp đó là DIG tăng 59%, Văn Phú tăng 54%, Khang Điền tăng 33%. Tỷ lê nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các chủ đầu tư niêm yết duy trì ở mức cao 44% trong Quý 2.2024.

Vinhomes có tỷ lệ tăng trưởng nợ cao nhất thị trường bất động sản trong Quý 2.2024. Nguồn VIS Rating.

 

Tăng trưởng nợ vượt xa tăng trưởng lãi trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA). Nguồn VIS Rating.

 

2/3 số chủ đầu tư bất động sản có mức trả nợ yếu và cực yếu. Nguồn VIS Rating.

 

Thêm vào đó, áp lực trả nợ của các chủ đầu tư rất lớn khi khoảng 105 ngàn tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm 2025. Theo đó, khoảng 50% trái phiếu đáo hạn trong 12 tháng tới có nguy cơ chậm trả gốc lãi như Novaland, Sunshine, Vạn Thịnh Phát, Hưng Thịnh.

Phát hành mới trái phiếu trong 8 tháng đã giảm 5% so với cùng kỳ và khả năng sẽ duy trì ở mức thấp do các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn và những thay đổi sắp tới trong luật chứng khoán. Mặc dù các thủ tục phê duyệt dự án đã được cải thiện nhưng dự kiến nguồn cung vốn các dự án vẫn bị cản trở bởi tình trạng thiếu vốn và kiệt quệ dòng tiền của các chủ đầu tư.

Nguyên Hương (t/h)

 

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

2 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

2 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

7 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

9 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

9 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

10 giờ ago