Kinh doanh

Bộ Tài chính đang thanh tra Manulife và một số Công ty bảo hiểm

Bộ Tài chính cho biết hiện đang thanh tra Công ty bảo hiểm Manulife và đến cuối năm dự kiến sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm khác.

Bộ Tài chính đang thanh tra hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Manulife. (Ảnh minh họa: Yu Chun Christopher Wong/Shutterstock)

Chiều 5/10, tại họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính, ông Doãn Thanh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm cho biết đã hoàn thành thanh tra hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, là AIA và Dai-ichi.

Đồng thời, Bộ này đang tiến hành thanh tra Manulife và sẽ tiếp tục thanh tra sáu doanh nghiệp bảo hiểm từ nay đến cuối năm.

Trước đó, ngày 30/6, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm liên quan tới một số đề nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng. Bốn doanh nghiệp bảo hiểm gồm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.

Kết quả thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Một số hành vi vi phạm điển hình như: (i) Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; (ii) Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; (iii) Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và (iv) Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Bộ Tài chính cũng yêu cầu bốn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bổ sung hàng trăm tỷ đồng vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền này do doanh nghiệp hoạch toán chi phí chưa đúng quy định.

Theo đó, số tiền mà Prudential phải bổ sung vào thu nhập chịu thuế là 700 tỷ đồng, còn Sun Life là hơn 600 tỷ đồng, BIDV Metlife là 174 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm sụt giảm hơn 10% trong quý 3, ước tính đạt 52.900 tỷ đồng. Điều này là hệ quả của việc sau hàng loạt thông tin tiêu cực của người dân phản ánh như: bị ép mua bảo hiểm, tư vấn sai lệch của một số ngân hàng dẫn đến từ gửi tiết kiệm sang đầu tư bảo hiểm,…

Trong 9 tháng của năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165.600 tỷ đồng, giảm gần 7%.

Mức giảm doanh số của thị trường chủ yếu đến từ mảng bảo hiểm nhân thọ (mảng này đang chiếm 70% doanh thu toàn thị trường).

Nửa đầu năm nay, mảng phi nhân thọ vẫn tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ 2022, còn tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giảm hơn 6.700 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu ngành ghi nhận lãi sau thuế 6 tháng đầu năm giảm từ 30% đến 40%.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Tổng thống Putin nói Nga quyết tâm tạo ra ‘vùng đệm an ninh’ dọc biên giới với Ukraine

Quân đội Nga đã được giao nhiệm vụ tạo ra một "vùng đệm an ninh"…

1 phút ago

Màn trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM xác lập kỷ lục thế giới dù gặp sự cố

Màn trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM tối 28/4/2025 được Tổ chức Kỷ lục Guinness…

57 phút ago

Tàu Trung Quốc neo lại gần cáp ngầm Thái Bình Dương

Báo cáo nhận định hoạt động của tàu Trung Quốc này có thể liên quan…

1 giờ ago

TQ: Nhà máy bị đốt nghi do nợ lương; Làn sóng đòi lương tập thể lan rộng

Gần đây, một nhà máy dệt ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy…

1 giờ ago

Việt Nam: 3 cơ quan báo chí lớn bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu

Số liệu từ VNPT cho thấy trong năm 2024, số lỗ hổng bảo mật mới…

1 giờ ago

Hoa hậu Thùy Tiên bị tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tước danh hiệu…

2 giờ ago