Categories: Kinh Tế

Lạm phát của Mỹ gần chạm mốc cao nhất trong 40 năm

Nền kinh tế Mỹ đang chứng kiến sự tăng giá “chóng mặt” trong tất cả các lĩnh vực. Lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng Mỹ phải chi trả mức giá cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Một phụ nữ đang mua rau củ quả tại một chợ ngoài trời ở New York, Mỹ, tháng 3/2021. (Ảnh: Emin Kuliyev/Shutterstock)

Tỷ lệ lạm phát hằng năm của Mỹ đã leo lên mức 7% vào tháng 12, mức cao nhất kể từ tháng 6/1982. Dữ liệu mới cho thấy tất cả nhóm ngành hàng đều ở mức cao hơn trong vòng 12 tháng.

So với cùng kỳ năm trước, báo cáo chỉ số tiêu dùng tháng 12 do Cục Thống kê Lao động của Mỹ cho thấy giá thực phẩm đã tăng 6,3%; năng lượng tăng 29,3%. Giá xe mới, đã qua sử dụng và xe tải cán mốc tăng lần lượt 11,8% và 37,3%. May mặc nhảy lên 5,8%, trong khi giá thuê nơi ở 4,1% và các dịch vụ chăm sóc y tế nhích lên 2,5%.

Gần như mọi mặt hàng thực phẩm người tiêu dùng đều phải chi trả cao hơn so với tháng trước và so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng thể thì ngành hàng thực phẩm bao gồm: thịt, gia cầm, cá và trứng gà đều tăng lên 12,5%. Các mặt hàng nông sản như: trái cây và rau tăng 5%; sữa tăng 4,2% và cà phê tăng 6,3%.

Giá năng lượng so với tháng trước đã hạ nhiệt một chút nhưng vẫn còn cao hơn so với thời điểm cùng kỳ năm trước.

Giá xăng tăng vọt với tỷ lệ tăng hằng năm lên đến 49,6%, giá điện tăng 6,3% và giá gas tự nhiên tăng mạnh 24,1%.

Toàn bộ nền kinh tế Mỹ đều chứng kiến giá mọi thứ đắt hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái. Một số mặt hàng trên thị trường giảm nhẹ bao gồm: dịch vụ điện thoại không dây giảm 0,3%; bảo hiểm sức khỏe giảm 1,2%; thiết bị âm nhạc giảm 5% và quần áo trẻ em giảm 2,5%.

Các chuyên gia kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones đã dự đoán rằng thước đo lạm phát sẽ tăng lên mức 7%.

Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ, tỷ lệ lạm phát cốt lõi đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước (trừ ra các lĩnh vực thực phẩm và năng lượng biến động nhiều). Dựa theo thống kê hàng tháng, chỉ số tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,5%, trong khi chỉ số tiêu dùng cốt lõi tăng 0,6%.

Ông James Knightley, nhà kinh tế trưởng quốc tế tại Tập đoàn tài chính ING cho biết: “Giả định các căng thẳng chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu giảm bớt từ mùa hè, cùng với động lực tăng từ nhà ở sẽ làm tăng lãi suất thế chấp. Từ đó lãi suất cho vay tăng cao sẽ khiến nền kinh tế hạ nhiệt, một số lĩnh vực sẽ giảm giá. Khi tình trạng thiếu chip toàn cầu giảm bớt, giá xe mới và đã qua sử dụng có thể giảm mạnh”.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell  nói rằng: “Nếu chúng tôi nhận thấy lạm phát kéo dài lâu hơn dự kiến và ở mức cao, chúng tôi sẽ tăng lãi suất nhiều hơn theo thời gian. Để giảm lạm phát, chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ của mình”.

Tỷ lệ lạm phát cao có thể làm cho sản xuất gặp khó khăn. Sau khi công bố báo cáo việc làm tháng 12 đáng thất vọng, Tổng thống Joe Biden cho biết vẫn tin tưởng vào Ngân hàng Trung ương sẽ “vật lộn” với lạm phát trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ông Biden nói tại Nhà Trắng: “Tôi tin rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ hành động để đạt được mục tiêu kép, đảm bảo việc làm đầy đủ, giá cả ổn định và việc tăng giá không trở nên kéo dài liên tục”.

Quang Minh, theo The Epoch Times

Xem thêm:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

6 phút ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

1 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

3 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

6 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

6 giờ ago