Lo lạm phát, Quốc hội tạm chưa tăng thuế môi trường với xăng dầu

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm thời chưa thông qua đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên kịch trần 4.000 đồng/lít vì lo ngại lạm phát gia tăng.

(Ảnh: Gia Bảo)

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Quốc hội chưa biểu quyết và ban hành Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Lý do là việc tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên kịch trần 4.000 đồng/lít có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4%.

Dự kiến, đề xuất tăng thuế môi trường có thể được đem ra thảo luận tiếp tại kỳ họp vào tháng 8/2018 tới.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng xăng dầu là nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất và với đại đa số người dân, nên việc tăng thuế sẽ tác động rất lớn đến xã hội và nền kinh tế. Theo ông Giàu, “nên tăng thuế sau dịp Tết Nguyên đán là phù hợp nhất.”

Đồng quan điểm trên, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: “Nếu tăng thuế này Chính phủ có kiểm soát được CPI dưới 4% hay không?”

Trình bày tờ trình tăng thuế môi trường tại phiên họp, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng việc điều chỉnh thuế môi trường lần này đều nằm trong khung, luật quy định.

Theo ông Dũng, giá xăng Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước có chung đường biên giới, khi vẫn thấp hơn 120 nước. Giá xăng của Việt Nam thấp hơn Lào là 5.556 đồng một lít, Campuchia là 3.745 đồng, Trung Quốc là 1.468 đồng, Singapore là 17.394 đồng mỗi lít…

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tăng thuế môi trường đối với xăng dầu sẽ bổ sung nguồn thu ngân sách gần 15.000 tỷ đồng mỗi năm.

Trước đó, số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK) cho thấy CPI tháng 6/2018 có mức tăng cao nhất trong 7 năm qua, lên đến 4,67% so với cùng kỳ năm 2017. Tính bình quân 6 tháng đầu năm 2018, CPI đã tăng 3,29%, tiệm cận mức Quốc hội đề ra là 4%.

Theo TCTK, yếu tố kích hoạt đà tăng giá trong tháng 6 vừa qua chính là giá xăng tăng 2,38% trong tháng làm tăng CPI chung 0,1%.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh khi liên tục đánh mất các ngưỡng 1.000 điểm, 900 điểm, cộng với việc Ngân hàng Nhà nước bơm ròng khoảng 210.000 tỷ đồng ra thị trường (tính đến cuối tháng 6/2018) cũng là những nhân tố đang gây áp lực lớn lên lạm phát.

Tú Mỹ

Xem thêm:

Tú Mỹ

Published by
Tú Mỹ

Recent Posts

Cơ trưởng China Southern Airlines đâm trọng thương 2 lãnh đạo rồi nhảy lầu tự sát

Hãng hàng không Phương Nam (China Southern Airlines) xảy ra một vụ việc một cơ…

55 phút ago

Blog: Nhiều dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình sắp từ chức?

Cùng với việc các thân tín của ông Tập Cận Bình trong quân đội bị…

1 giờ ago

Hành trình chiến thắng ung thư bằng trái tim của một giáo sư

Với một khối u gan kích thước 19cm, di căn phổi và nhiều đợt điều…

1 giờ ago

Bắc Kinh toan tính gì khi bổ nhiệm tân Bí thư Tân Cương thiếu kinh nghiệm?

Gần đây, Trung Quốc đã thay đổi “người đứng đầu” khu vực biên giới chiến…

1 giờ ago

Ngày thành lập ĐCSTQ 1/7, người Hoa tại Los Angeles biểu tình trước lãnh sự quán ĐCSTQ

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ĐCSTQ vào ngày 1/7, ở bên ngoài lãnh…

2 giờ ago

Cựu TT Biden chỉ trích ‘Dự luật Lớn, Tuyệt đẹp’: “Không chỉ liều lĩnh mà còn tàn nhẫn”

Cựu Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích gay gắt “Dự luật Lớn, Tuyệt đẹp”…

2 giờ ago