Luật phòng chống rửa tiền của Việt Nam chưa quy định về tiền ảo, tài sản ảo

Mới đây, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) nhưng chưa đưa vào luật quy định về tiền ảo, tài sản ảo. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay nếu Việt Nam thiếu khuôn khổ pháp lý nghiêm trọng, có thể bị đưa vào danh sách các nước tài trợ khủng bố, rửa tiền,… và sẽ gánh chịu nhiều tổn thất về kinh tế nếu điều này xảy ra.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: quochoi.vn)

Chiều ngày 15/11, Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) của Việt Nam được thông qua với tỷ lệ gần 97%. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết việc này nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đánh giá về sự cần thiết của dự luật, ông Thanh cho hay quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam còn chưa đủ.

Do vậy, nếu không đáp ứng được các yêu cầu về cải thiện khuôn khổ pháp lý, Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách các nước có thiếu hụt nghiêm trọng về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (trong danh sách Xám).

“Nếu điều này xảy ra, nền kinh tế của Việt Nam sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực, giao dịch tài chính ra nước ngoài của các tổ chức tài chính Việt Nam sẽ bị các nước tính phí cao hơn và phải chịu sự rà soát tăng cường, có thể làm giảm đáng kể luồng vốn đầu tư của nước ngoài” – cơ quan thẩm tra cho biết, Tuổi Trẻ đưa tin.

Có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi rửa tiền thông qua công nghệ sử dụng tiền ảo, tiền điện tử, tài sản ảo là một tội danh, chứ không phải một tình tiết tăng nặng như quy định của Bộ luật Hình sự.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng để phù hợp với điều kiện Việt Nam, một số khuyến nghị như tài sản ảo, cá nhân có ảnh hưởng chính trị trong nước chưa đưa ngay vào dự thảo Luật hoặc một số khuyến nghị khác sẽ được sửa đổi tại các quy định pháp luật khác có liên quan.

Từ năm 2017, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu vấn đề này nhưng đến nay các Bộ ngành chưa đủ cơ sở để quy định ngay tại dự thảo Luật các biện pháp phòng chống rửa tiền với hoạt động này.

Tuy vậy, UBTVQH nhận thấy các hoạt động mua bán các tài sản ảo tại Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua các sàn giao dịch quốc tế hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp… tiềm ẩn nhiều rủi ro về rửa tiền cũng như cho chính cá nhân tham gia.

Do đó, cơ quan thường trực Quốc hội cho rằng các quy định về mua bán, trao đổi tài sản ảo, biện pháp phòng chống rửa tiền thông qua các hoạt động này là cần thiết.

UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ sớm luật hóa về tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền và rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng.

Cũng theo luật vừa được thông qua, các hành vi bị cấm trong phòng chống rửa tiền như: Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền; lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả; quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc, v.v…

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Ngày 10/4: Giá xăng giảm gần 2.000 đồng/lít, xuống thấp nhất trong 4 năm

Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 8 lần, giảm 7 lần.

6 giờ ago

Vietjet và AV AirFinance ký hợp tác 300 triệu USD để phát triển đội bay

Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá…

6 giờ ago

Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc chọn hủy đơn hàng giữa chừng để tránh thuế quan

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ Trung leo thang, một số nhà xuất…

7 giờ ago

Chứng khoán Việt Nam tăng kịch trần nhưng nhà đầu tư không thể mua

Tiếp đà thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng kịch…

8 giờ ago

Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa ‘Vụ đắm tàu Titan’ và tàu Titanic

Rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu được mệnh danh là Con tàu Không thể chìm…

9 giờ ago

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ có vũ khí bí mật vượt trội

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đây đã tự hào nhấn mạnh sức mạnh…

10 giờ ago