Mỹ: Lạm phát cao nhất trong 39 năm qua, áp lực của FED lớn hơn

Ngày 10/12, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết, tỷ lệ lạm phát trong tháng 11 tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1982. Điều này không chỉ gây áp lực lên sự phục hồi kinh tế mà đồng thời cũng gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (FED). Tổng thống Biden nói rằng lạm phát đang chậm lại.

Ngày 10/12, Cục Thống kê Lao động Mỹ đã báo cáo rằng trong 12 tháng đầu tiên tính đến tháng 11, một dấu hiệu quan trọng về lạm phát, tức Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) được điều chỉnh không theo mùa, đã tăng 6,8%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 6/1982 đến nay.

Nếu loại trừ thực phẩm và năng lượng, (có giá cả có xu hướng biến động nhiều hơn), thì tỷ lệ lạm phát của chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi đã tăng 4,9% trong cùng thời kỳ, mức cao nhất kể từ tháng 6/1991.

So với tháng 10, chỉ số giá điều chỉnh theo mùa đã tăng 0,8% trong tháng 11, thấp hơn mức tăng 0,9% của tháng 10. Nếu không tính chi phí lương thực và năng lượng, giá tháng 11 đã tăng 0,5%, giảm nhẹ so với mức 0,6% của tháng 10.

Dow Jones ước tính tốc độ tăng cả năm của CPI chung là 6,7%, và CPI cốt lõi là 4,9%.

Các quan chức FED cho rằng lạm phát tăng vọt là do các yếu tố liên quan đến đại dịch. Nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với hàng hóa và sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng vẫn luôn là những yếu tố chính, lực tăng và thời gian tăng của giá cả đã vượt quá mong đợi của những nhà ra quyết sách.

Tổng thống Mỹ Biden cho biết, mặc dù lạm phát nhanh nhất trong gần 40 năm vào tháng 11, nhưng tốc độ tăng giá ở Mỹ đang chậm lại, đặc biệt là đối với xăng và ô tô.

Trong một tuyên bố, ông Biden nói rằng: “Dữ liệu hôm nay phản ánh áp lực lên các nền kinh tế trên toàn thế giới khi chúng ta thoát khỏi đại dịch toàn cầu: giá cả đang tăng.”

Những mặt hàng nào trở lên đắt đỏ hơn?

Giá của một số loại sản phẩm đã tăng mạnh. Trong 12 tháng đầu năm tính đến tháng 11, giá xăng tăng 58,1%, đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/1980.

Theo dõi chỉ số giá thực phẩm và năng lượng cho thấy giá cả đã leo lên mức cao nhất trong ít nhất 13 năm, lần lượt tăng 6,1% và 33,3% trong 12 tháng qua.

Đồng thời, giá hàng tạp hóa tăng 6,4% trong cùng kỳ, là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/2008. Giá thực phẩm tại các nhà hàng tăng 5,8%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/1982.

Mặc dù lạm phát trong thời kỳ đại dịch xuất phát từ nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm như ô tô, nhưng lạm phát dịch vụ cũng đang tăng lên. Không tính năng lượng, chi phí dịch vụ tháng 11 đã tăng 0,4% so với tháng trước, và 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng hàng năm nhanh nhất từ tháng 4/2007.

Giá quần áo cũng tăng đáng kể trong tháng 11. Trước mùa mua sắm nghỉ lễ, tháng 11 tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên không phải tất cả các hàng hóa đều trở nên đắt đỏ.

Giá bảo hiểm ô tô đã giảm 0,8% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, cũng như chỉ số giá dành cho hoạt động giải trí và thông tin liên lạc, lần lượt giảm 0,2%.

Đối với FED, lạm phát gia tăng có nghĩa là gì?

Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu (ngày 10/12) cũng khiến kế hoạch của Cục Dự trữ Liên bang (FED) trong việc đẩy nhanh thu hồi các biện pháp kích thích trong thời kỳ đại dịch trở nên đáng tin cậy hơn.

Tại một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 11, Chủ tịch FED, ông Jerome Powell đã nói, “Nền kinh tế đang rất mạnh và áp lực lạm phát đang ở mức cao, vì vậy theo tôi, việc xem xét chấm dứt hoạt động mua tài sản của chúng tôi là phù hợp.”

Giá tăng đã củng cố kỳ vọng của thị trường rằng FED sẽ đẩy nhanh việc kết thúc kế hoạch mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm nay vào tuần tới. Trên thực tế, các ngân hàng trung ương và chính phủ trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc chống lạm phát.

CNN dẫn lời một chiến lược gia vĩ mô tại TD Securities cho biết: “Những dữ liệu này thêm vào lý do khiến các quan chức FED chuyển hướng sang phe diều hâu hơn tại cuộc họp của FOMC (Ủy ban Thị trường mở Liên bang) vào tuần tới.”

Trang tài chính Sina Finance dẫn lời bà Kathy Bostjancic, trưởng nhóm kinh tế tài chính Mỹ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford, cho rằng dữ liệu lạm phát mới nhất “gây thêm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang”, và họ đang ở vào tình thế rất khó khăn.

Lạm phát tác động đến người lao động

Áp lực lạm phát đã và đang tác động nặng nề đến người lao động.

Trong một báo cáo khác, Bộ Lao động Mỹ cho biết, mặc dù tổng tiền lương đã tăng 4,8% trong năm qua, lương bình quân theo giờ thực tế đã giảm 0,4% trong tháng 11 và 1,9% trong 12 tháng qua, có tính đến lạm phát.

Tuy nhiên, các chiến lược gia kỳ vọng lạm phát sẽ chậm lại trong năm tới, khi giá cả bắt đầu giảm dần từ việc mở cửa trở lại, kích thích tài chính và các thách thức chuỗi cung ứng được giải quyết. Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát đang gần đạt đến đỉnh điểm, đặc biệt là khi giá năng lượng giảm gần đây. Mặc dù dầu thô WTI đã tăng hơn 52% vào năm 2021, nhưng giá đã giảm khoảng 14% so với mức đỉnh gần đây nhất vào tháng 11.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm:

Lâm Nghiên

Published by
Lâm Nghiên

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

7 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

7 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

17 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

19 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

27 phút ago