Ngân hàng Nhà nước: Bơm ra thị trường thêm khoảng 240.000 tỷ đồng trong tháng 12

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Đào Minh Tú cho biết trong tháng 12 , số tiền được bơm ra thị trường khi “room” tín dụng tăng thêm 1,5 – 2% là khoảng 240.000 tỷ đồng.

Ông Đào Minh Tú cho biết NHNN bơm khoảng 240.000 tỷ đồng trong tháng 12/2022. (Ảnh: sbv.gov.vn)

Theo thông tin đăng tải trên website, NHNN Việt Nam cho biết quyết định việc nâng “room” tín dụng 1,5 – 2% từ hôm 5/12, tương đương bơm ra thị trường khoảng 240.000 tỷ đồng.

Ngày 8/12, NHNN bơm ra thị trường qua kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) gần 3.000 tỷ đồng cho 7 tham gia đấu thầu qua hợp đồng kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 6,8%. Bên cạnh đó, NHNN cũng bơm 526,4 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày cho 2 ngân hàng với lãi suất 6%, báo Việt Nam Net đưa tin.

Trước đó, hôm 7/12, gần 3.000 tỷ đồng cũng đã được bơm cho 4 tổ chức tín dụng, với kỳ hạn 91 ngày và lãi suất 6,33%, cùng với hơn 4.028 tỷ đồng có kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 6%/năm.

Đây là lần đầu tiên trong rất nhiều tháng qua, NHNN mới bơm tiền với kỳ hạn lên tới hơn 3 tháng.

Trước đó, trong tháng 8,9 và 10, NHNN bơm ra qua thị trường mở các khoản với kỳ hạn chỉ 7 ngày. Từ phiên cuối tháng 10 cho tới ngày 6/12, NHNN bơm tiền qua các hợp đồng đều có kỳ hạn 14 ngày.

Do đó, NHNN có xu hướng bơm vào hệ thống ngân hàng qua các hợp đồng kỳ hạn dài hơn, trong bối cảnh các ngân hàng đua lãi suất lên ngưỡng 7-10%/năm trong thời gian gần đây.

Bộ Tài chính: Doanh nghiệp điêu đứng vì lãi suất tăng vọt, trái phiếu mất niềm tin

Tại cuộc họp ngày 23/11 với 7 Công ty chứng khoán (CTCK) và 32 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết: “Thị trường chứng khoán vừa trải qua một thời kỳ sụt giảm mạnh, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu, cổ phiếu xuống thấp”.

Theo ông Nguyễn Vũ Long – Tổng giám đốc của CTCK VNDirect, nút thắt lớn nhất hiện nay đối với thị trường trái phiếu là dòng vốn thanh khoản của doanh nghiệp. Cụ thể, trong quý 4/2022 gần như không có doanh nghiệp nào huy động được trái phiếu mới.

Bà Trần Thị Thu Trang – Phó Tổng Giám đốc CTCK Kỹ thương (Techcom) cho biết sắp tới lượng trái phiếu đáo hạn lớn, tạo áp lực cho doanh nghiệp trong khi họ chưa có khả năng tìm được nguồn vốn bù đắp hoặc cơ cấu lại các khoản nợ của mình.

Theo thống kê ước tính từ Công ty Chứng khoán VNDirect trong báo cáo ngành bất động sản (BĐS) nhà ở vừa công bố, áp lực đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp BĐS cả năm 2023 khoảng 110.330 tỷ đồng.

Cụ thể, có khoảng 46.145 tỷ đồng trái phiếu BĐS sẽ đáo hạn trong nửa đầu năm 2023 và thêm 64.185 tỷ đáo hạn nửa cuối năm sau. Điều này gây ra áp lực trả nợ với các chủ đầu tư, theo Zing.

Theo số liệu của Bộ Tài chính công bố vào đầu tháng 8, trong giai đoạn năm 2022 – 2024, tổng số nợ trái phiếu mà các doanh nghiệp phát hành phải trả lên đến hơn 700.000 tỷ đồng (khoảng 30,1 tỷ USD).

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

7 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

39 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

53 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago