Ngoại thương Việt Nam 8 tháng năm 2017: Nhập siêu 2,13 tỷ USD
Cán cân thương mại trong tháng 8 ước tính xuất siêu 400 triệu USD. Tính chung 8 tháng năm 2017, Việt Nam nhập siêu 2,13 tỷ USD, bằng 1,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,41 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,28 tỷ USD.
Theo số liệu Tổng cục thống kê, trong 8 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 133,50 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó nhập khẩu ở mức 135,63 tỷ USD, tăng 22,3%.
Tính chung trong 8T.2017, Việt Nam thâm hụt thương mại 2,13 tỷ USD, bằng 1,6% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Theo khu vực kinh tế
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Trong 8 tháng năm 2017, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,41 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,28 tỷ USD. Cán cân thương mại vẫn chủ yếu dựa vào khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường xuất khẩu
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 27,2 tỷ USD, tăng 9,7%. Kế đến là EU với 24,7 tỷ USD trong 8T.2017. Trong khi đó thị trường Trung Quốc tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất: 41,8%, đạt 18,3 tỷ USD về giá trị.
Thị trường nhập khẩu
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều nhất với 36,4 tỷ USD, trong khi đó hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 47,5%.
Cán cân thương mại với các nước
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Trong quan hệ song phương với các nước, Việt Nam thâm hụt thương mại với Hàn Quốc nhiều nhất, luỹ kế 8T.2017 đã thâm hụt 21,2 tỷ USD; kế đến là Trung Quốc với mức thâm hụt 18,1 tỷ USD.
Đối với các thị trường trong khu vực ASEAN, chúng ta cũng tỏ ra lép vế khi nhập siêu từ khối này đã là 4 tỷ USD sau 8 tháng.
Mỹ và EU là hai thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại lớn với lần lượt là 21 tỷ USD và 16,8 tỷ USD.
Các mặt hàng có số lượng và tốc độ nhập khẩu tăng cao
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Các mặt hàng có lượng nhập khẩu nhiều nhất đứng đầu là các máy móc thiết bị, phụ tùng với 24,1 tỷ USD.
Kế đến là các sản phẩm điện tử/máy tính và điện thoại/linh kiện có lượng nhập khẩu lần lượt là 22,1 và 8,7 tỷ USD.
Các mặt hàng có mức xuất khẩu bị sụt giảm
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Có 3 nhóm hàng có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó Đá quý và các sản phẩm kim loại quý có mức giảm lớn nhất 51,4%, sau đó là hạt tiêu giảm 18,5% và sắn giảm 7,4%.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng mạnh
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Cao su, sắt thép, rau quả và các sản phẩm công nghệ của các công ty FDI tiếp tục là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng mạnh trong 8T.2017
Các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị trên 1 tỷ USD trong tháng 8
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)
Tương tự trong tháng 7, các mặt hàng như: điện thoại; máy tính; dệt may và giày dép tiếp tục là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, trên 1 tỷ USD trong tháng 8.