Kinh Tế

Người dân trả thêm bao nhiêu khi giá điện tăng 4,8% từ ngày 10/5?

Với giá điện mới 2.204,07 đồng/kWh từ ngày mai (10/5), các gia đình phải trả thêm tiền điện, cao nhất hơn 65.000 đồng/tháng.

Một thợ điện đang kiểm tra mạng lưới điện lộn xộn ở TP. Hà Nội, Việt Nam. (Ảnh: Stephane Bidouze/shutterstock)

Theo Quyết định số 599 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 4,8%, lên mức 2.204,07 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Đây là lần tăng giá điện đầu tiên trong năm 2025, sau đợt điều chỉnh vào ngày 11/10/2024 với mức giá 2.103,11 đồng/kWh.

Với mức giá mới, các gia đình phải chi thêm từ 4.350 đồng đến hơn 65.000 đồng mỗi tháng, tùy theo lượng điện sử dụng.

Hiện tại, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc thang, với mức giá lần lượt là: bậc 1 (0-50 kWh) 1.893 đồng/kWh, bậc 2 (51-100 kWh) 1.956 đồng/kWh, bậc 3 (101-200 kWh) 2.271 đồng/kWh, bậc 4 (201-300 kWh) 2.860 đồng/kWh, bậc 5 (301-400 kWh) 3.197 đồng/kWh, và bậc 6 (401 kWh trở lên) 3.302 đồng/kWh.

Với biểu giá này, các gia đình sử dụng nhiều điện chịu tác động lớn hơn.

Giá cũ (đồng/kWh) Bậc Mức sử dụng Giá mới (đồng/kWh) Tiền điện tăng (đồng/tháng)
1.893 1 0-50 kWh 1.984 4.550
1.956 2 51-100 kWh 2.050 9.250
2.271 3 101-200 kWh 2.380 20.150
2.860 4 201-300 kWh 2.998 33.950
3.197 5 301-400 kWh 3.350 49.250
3.302 6 401 kWh trở lên 3.460 65.050

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ ngày 10/5.

Theo tính toán của EVN, các gia đình dùng dưới 50 kWh/tháng chỉ tăng thêm khoảng 4.350-4.550 đồng. Với mức tiêu thụ 51-100 kWh, chi phí tăng khoảng 9.250 đồng; 101-200 kWh tăng 20.150 đồng; 201-300 kWh tăng 33.950 đồng; 301-400 kWh tăng 49.250 đồng; và trên 400 kWh tăng khoảng 62.150-65.050 đồng/tháng.

Hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện tương đương 30 kWh/tháng, khoảng 59.520 đồng/tháng (chưa gồm VAT).

Hộ chính sách dùng dưới 50 kWh/tháng được hỗ trợ khoảng 56.790-56.800 đồng/tháng. Chính sách này nhằm giảm gánh nặng chi phí cho các gia đình khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội.

Việc điều chỉnh giá điện dựa trên Nghị định 72 của Chính phủ, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên.

Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho biết mức tăng 4,8% được cân nhắc dựa trên biến động chi phí đầu vào, như giá than, khí, dầu tăng, trong khi thủy điện giảm gần 7 tỷ kWh so với năm 2024. Tỷ giá ngoại tệ tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện, vốn chiếm 83% giá thành.

Năm 2025, nhu cầu điện dự kiến tăng 12,2%, với sản lượng thêm 33,6 tỷ kWh, chủ yếu từ nguồn giá cao như điện than, khí, và dầu.

Theo Cục Thống kê, đợt tăng giá điện này dự kiến khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 tăng khoảng 0,09%.

Trong bối cảnh EVN vẫn ghi nhận lỗ lũy kế từ hoạt động kinh doanh điện (hơn 70.000 tỷ đồng trong các năm 2022-2023), việc điều chỉnh giá nhằm cân bằng tài chính, đồng thời đảm bảo cung ứng điện và khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Khởi tố hai người buôn lậu thuốc “nhúng chín” sầu riêng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk ngày 9/5 đã ra quyết…

5 giờ ago

Từ 1/6 hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6/2025, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên phải…

6 giờ ago

Vietjet lên tiếng về chuyến bay gặp sự cố hạ cánh ở Tân Sơn Nhất

Chuyến bay VJ1149 của Vietjet trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất ngày 7/5 do…

7 giờ ago

Kết thúc hoạt động gần 250.000 công chức, viên chức, cán bộ sau sắp xếp

Sau sắp xếp, ước tính số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức…

9 giờ ago

7 Kỹ thuật trực quan giúp xoa dịu tâm trí lo lắng của bạn

Là con người, chúng ta có khả năng kiểm soát những suy nghĩ lo lắng…

9 giờ ago

Một sự suy thoái về mặt tinh thần đang rình rập chúng ta

Chuyện gì đã xảy ra với lòng dũng cảm về mặt đạo đức - làm…

10 giờ ago