Nguy cơ chiến tranh Mỹ – Trung khiến giới doanh nhân quốc tế cân nhắc rời Trung Quốc

Trong bối cảnh mới đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động các cuộc tập trận chưa có tiền lệ xung quanh Đài Loan, nhiều công ty đa quốc gia tại Trung Quốc đang lên kế hoạch dự phòng để đối phó với khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngày 4/8/2022, ĐCSTQ đã bắn thử nghiệm 11 tên lửa xung quanh eo biển Đài Loan, 5 trong số đó rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản (CSIS).

Tờ Financial Times ngày 17/8 đưa tin, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở nhiều nước như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… “đã tăng cường kế hoạch”, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tin khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan đang gia tăng chứ không còn là rủi ro “thiên nga Đen” với xác suất nhỏ.

Gần đây, ĐCSTQ đã phát hành Sách Trắng thứ ba về chính sách Đài Loan sau các phiên bản trước đó vào năm 1993 và 2000, theo đó phiên bản mới này đã xóa bỏ “hai cam kết” trước đó là “không có quân nhân và nhân viên hành chính đồn trú tại Đài Loan”“giải quyết vấn đề Đài Loan xuyên eo biển thông qua đàm phán”. Có bình luận rằng những động thái mới là bước đệm để ĐCSTQ từ bỏ chính sách đàm phán hòa bình, qua đó lựa chọn duy nhất còn lại là “thống nhất”.

Chủ tịch Jörg Wuttke của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc (EU Chamber of Commerce in China) nói rằng nhiều công ty tại Trung Quốc đang cân nhắc về các khả năng biến động có thể và cách đối phó. Ông chia sẻ: “Nên làm gì trong trường hợp xảy ra chiến tranh? Có nên đóng cửa hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc? Nếu duy trì hoạt động kinh doanh thì làm sao vượt qua những bất ổn có thể xảy ra?”; “Hòn đảo nhỏ (Đài Loan) đang bất ổn (dưới đe dọa từ ĐCSTQ). Trong tình trạng này, nhiều trụ sở chính của các tập đoàn quốc tế đang tính toán khả năng đó sẽ là một Ukraina thứ hai”.

Trước căng thẳng leo thang trầm trọng ở eo biển Đài Loan trong tháng này, các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Trung Quốc cũng phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng do áp lực từ Mỹ và các đồng minh, vì vậy tất cả đang tìm cách chuyển trọng tâm từ thị trường Trung Quốc sang các nước khác.

Tờ Financial Times đưa tin, dù lãnh đạo doanh nghiệp nhiều nước chia sẻ rằng không có xu thế di cư lớn nào của các công ty nước ngoài, tuy nhiên một số công ty Mỹ đang xem xét chuyển một số hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc Đại Lục.

Chuyên gia Eric Zheng thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho biết, đối với nhiều nhà sản xuất Mỹ có chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc khủng hoảng Đài Loan đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đang không ngừng xấu đi, gây một số tác động “đáng kể” như thuế quan thương mại, buộc họ phải nghiêm túc xem xét việc thiết lập các nhà máy ở các nước khác.

Hôm thứ Ba, hãng tin Nhật Bản Nikkei dẫn nguồn tin cho biết các nhà cung cấp Trung Quốc của Apple như Luxshare Precision Industry và Foxconn đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm Apple Watch và máy tính xách tay ở đâu đó tại miền Bắc Việt Nam.

Eric Zheng nói rằng “ý tưởng phổ biến của giới kinh doanh hiện nay là ‘Trung Quốc + 1’ hoặc thậm chí là ‘Trung Quốc + 2’, tức là Trung Quốc vẫn sẽ là chính nhưng cần có một quốc gia Đông Nam Á thay thế, đề phòng (chiến tranh)”.

Luật sư James Zimmerman tại văn phòng Bắc Kinh của Công ty Luật Perkins chỉ ra rằng vấn đề các công ty đa quốc gia có giảm quy mô hoạt động ở Trung Quốc Đại Lục hay không phụ thuộc vào Đại hội 20 của ĐCSTQ, nếu ông Tập Cận Bình tái đắc cử và tiếp tục chống dịch kiểu ‘Zero-COVID’ cũng như không thay đổi các chính sách như đàn áp nhân quyền và bạo lực đối với eo biển Đài Loan thì có thể đẩy nhanh dòng chảy của các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc.

Zimmerman nói: “Nếu không có sự thay đổi nào về chính sách – khả năng này là cao – thì có thể thấy sự thay đổi trong giới doanh nhân hướng tới một quốc gia thân thiện hơn”.

Do hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt của ĐCSTQ và chính sách ‘Zero-COVID’, nhiều công ty quốc tế đang rút hoặc chuyển một số dây chuyền sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc. Ví dụ vào đầu tháng Sáu, trang web Amazon của Mỹ cho biết họ sẽ ngừng dịch vụ cửa hàng sách điện tử Kindle ở Trung Quốc, trong khi công ty cho thuê nhà trọ của Mỹ Airbnb thông báo vào cuối tháng Năm rằng họ có kế hoạch đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Tháng Mười năm ngoái, LinkedIn, mạng xã hội duy nhất của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, đã rút khỏi Trung Quốc.

Từ Giản

Published by
Từ Giản

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

52 giây ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

5 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

6 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

15 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

17 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

26 phút ago