Nhật Bản thúc đẩy đàm phán TPP không Mỹ tại Việt Nam tháng 5 tới

Hồi cuối tháng 1/2017, Mỹ đã chính thức rút khỏi TPP. Và trong một bài phát biểu ở New York hôm thứ Tư vừa qua, Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cho biết, các thành viên tham gia hiệp định TPP không có Mỹ sẽ bắt đầu hội đàm để hoàn thiện các thỏa thuận thương mại tự do vào tháng Năm tới tại Việt Nam. Đây có thể được xem là cơ hội cho Việt Nam và các nước khác thúc đẩy các thay đổi trong TPP.

(Ảnh: Twitter.com)

11 quốc gia thành viên còn lại trong TPP sẽ bắt đầu đàm phán để “đưa các thỏa thuận đi vào hiệu lực, mà không có nền kinh tế lớn nhất thế giới,” ông Aso cho hay. Buổi thương thảo sẽ được đề cập trong khuôn khổ cuộc gặp giữa Bộ trưởng thương mại các nước APEC ở Hà Nội, vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng Năm.

Hiện Nhật Bản đang nỗ lực đạt được tuyên bố chung trong thời gian diễn ra hội nghị, nhằm đưa ra giải pháp thực thi hóa các thỏa thuận thương mại chứ không còn chỉ ở cấp độ các cuộc đàm phán kỹ thuật, cho dù không còn sự góp mặt của Mỹ.

Ông Aso nói rằng các thỏa thuận đa phương như TPP sẽ giúp “Nhật Bản nhận được lợi ích từ các quốc gia khác trong nhóm, cho dù nước này sẽ phải đánh đổi cơ hội trên một số phương diện khác, chẳng hạn như quan hệ song phương với Mỹ.”

Nhật Bản cho rằng thỏa thuận song phương không mang lại lợi ích thương mại lớn như các thỏa thuận đa phương . Điều này đã dội một gáo nước lạnh vào chính sách thương mại song phương Mỹ-Nhật mà ông Trump đang theo đuổi.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhật Bản, Chánh văn phòng nội các, ông Yoshihide Suga nói Chính phủ “không loại trừ khả năng nào,” nhưng quốc gia này sẽ tiếp tục “kiên trì thuyết phục” Mỹ về những lợi ích của TPP, với hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ thay đổi quan điểm.

Hồi tháng 1/2017, Tổng thống Trump đã thực hiện đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử và ký một sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP ngay sau thời điểm nhậm chức. Động thái này của Mỹ đã đẩy các quốc gia còn lại buộc phải thay đổi các điều khoản hoặc khai tử hiệp định này.

Theo thỏa thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 6 trong số 12 thành viên phê chuẩn trước tháng 2/2018,và tổng GDP của các nước này phải đóng góp ít nhất 85% tổng GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật).

Mặc dù Nhật Bản và Australia cho biết họ đã sẵn sàng với điều đó, thì đã đến lúc Việt Nam và các quốc gia khác vốn nhượng bộ trong các đàm phán ban đầu với Mỹ, thể hiện vai trò thúc đẩy nhằm thay đổi hiệp định.

Trước đó vào ngày 15/3, 11 nước thành viên đã nhóm họp cấp Bộ trưởng tại Chile, và đã đi đến thống nhất rằng TPP vẫn đóng vai trò trọng yếu trong việc mở rộng thị trường và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.

Liên Hương (T/h)

Xem thêm:

Liên Hương

Published by
Liên Hương

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

11 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

24 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

47 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago