Kết thúc năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đạt doanh thu hơn 7.700 tỷ đồng, hoàn thành 115% kế hoạch. Tuy vậy, dù thị trường du lịch nội địa “bùng nổ” trong năm qua sau khi gỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đi lại do COVID-19, doanh nghiệp này vẫn báo lỗ hơn 130 tỷ đồng, nối dài số năm thua lỗ liên tiếp.
Tại hội nghị báo cáo kết quả kinh doanh chiều hôm 5/1, VNR cho biết tổng vận chuyển hành khách của đường sắt năm 2022 đạt 4,52 triệu lượt khách lên tàu, bằng 310% cùng kỳ. Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hoá đạt 5,7 triệu tấn, bằng 100% cùng kỳ.
Theo đó, doanh thu (chưa kiểm toán) của tổng công ty đạt 7.718 tỷ đồng, bằng 113% cùng kỳ và đạt 115% kế hoạch năm 2022.
Doanh thu vượt dự kiến không mang lại kết quả có lãi, doanh nghiệp này tiếp tục lỗ 130,5 tỷ đồng. Lãnh đạo VNR cho hay mức lỗ này đã “ít hơn năm ngoái 400 tỷ đồng”.
Tại hội nghị, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng “kinh doanh của ngành đường sắt vượt kế hoạch đề ra, công tác bảo trì kết cấu hạ tầng thực hiện tốt, giải ngân 100% vốn được Bộ Giao thông vận tải giao”. Do đó, đại diện của VNR được Ủy ban này trao danh hiệu thi đua.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2022, Việt Nam đón hơn 707.000 lượt khách quốc tế, tăng 18,5% so với tháng 11. Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, trong đó Hàn Quốc là thị trường đóng góp lượng khách đến lớn nhất.
Trong tổng số hơn 3,66 triệu lượt, khách quốc tế đến bằng đường hàng không đạt 3,27 triệu lượt người, chiếm tỷ trọng 89,5%; bằng đường bộ đạt 380.900 lượt người, chiếm tỷ trọng 11,6%; còn lại là đường biển.
Năm 2022, sau khi gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại, lượng khách nội địa cả năm đã đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với mục tiêu 60 triệu và vượt con số của năm 2019 (trước dịch COVID-19).
Riêng ba tháng hè, lượng khách đạt hơn 35 triệu. Doanh thu ngành du lịch đạt 495.000 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch. Nhiều chuyên gia nhận định năm qua là năm phục hồi của du lịch nội địa.
Dù du lịch Việt Nam 2022 khởi sắc mảng du lịch nội địa nhưng VNR nối dài kết quả kinh doanh đáng buồn, theo đó năm 2020 lỗ hơn 1.320 tỷ đồng; năm 2021 lỗ 670 tỷ đồng. Tính chung 3 năm vừa qua, VNR đã lỗ hơn 2.120 tỷ đồng.
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…