Kinh Tế

Chứng khoán Việt Nam tăng kịch trần nhưng nhà đầu tư không thể mua

Kết phiên giao dịch 10/4, các chỉ số chính VN-Index tăng 74,04 điểm lên 1.168,34, HNX tăng 15,74 điểm lên 208,32. Thị trường ghi nhận 667 mã tăng kịch trần, 317 mã tăng, 550 mã đứng giá, 62 mã giảm, 13 mã giảm sàn. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với trị giá 596 tỷ đồng, khối tự doanh âm thầm rút ròng 2310 tỷ đồng.

Kết phiên giao dịch 10/4, VN Index tăng kỷ lục 74,04 điểm lên mức 1.168,34 điểm với 667 mã cổ phiếu tăng kịch trần. Nguồn Vietstock.

Do thông tin hoãn thuế quan đến từ nửa đêm, nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng đặt lệnh mua từ sớm. Ngay từ đầu phiên sáng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã duy trì sắc tím lan rộng trải rộng trên tất cả các ngành, từ những ngành ít ảnh hưởng thuế quan như công nghệ, ngân hàng, chứng khoán, tiêu dùng nội địa, …. cho tới những ngành được dự báo chịu nhiều ảnh hưởng như dệt may, da giày, thủy sản, gỗ, cao su, khu công nghiệp.

Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu bán ra không nhiều. Thanh khoản hầu gần như không tăng thêm sau những phút đầu tiên mở thị trường. Kết phiên, thanh khoản đạt 4.659 tỷ đồng, bằng 15% so với phiên giao dịch ngày 9/4 (hơn 30.328 tỷ đồng).

Nhóm cổ phiếu ảnh hưởng chính tới chỉ số VN Index bao gồm VCB của Vietcombank (+6,86%), BID của BIDV (+6,93%), VIC của VinGroup (+6,84%), VHM của Vinhomes (+6,8%), CTG của VietinBank (+6,95%), TCB của Techcombank (+6,99%), FPT (+6,93%), HPG của Hòa Phát (+6,81%), VPB của VP Bank (+6,9%), MBB của MB Bank (+6,78%), đóng góp tăng hơn 32 điểm.

Nguồn Vietstock.

Tuy nhiên, ngược với chiều phấn khích của các nhà đầu tư trong nước, khối ngoại quay trở lại bán ròng với tổng giá trị hơn 596 tỷ đồng, áp lực chủ yếu tại KBC của Tcty Phát triển nhà đô thị Kinh Bắc, TLG của Thiên Long, CTG của VietinBank, QNS của Đường Quảng Ngãi và PHR của Cao su Phước Hòa. Tuy nhiên, quy mô giao dịch của khối ngoại thu hẹp đáng kể so với các phiên trước đó, chỉ đạt hơn 439 tỷ đồng mua vào và gần 1,036 tỷ đồng bán ra.

Nguồn Vietstock

Cùng chiều khối ngoại, khối tự doanh cũng âm thầm đẩy mạnh bán ròng với giá trị 2310 tỷ đồng, chủ yếu ở các mã FPT, MWG của Thế giới di động, GEX của Gelex, TCB của Techcombank. STB của , MBB của MB Bank, VHM của Vinhomes, …

Nguyên Hương

 

 

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Khu kinh tế Hải Phòng ước tính thiệt hại 2,81 tỷ USD vì thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ

Gần 90% lượng hàng xuất khẩu của Khu kinh tế Hải Phòng sang thị trường…

1 giờ ago

Cửa khẩu Hữu Nghị tạm ngừng hoạt động trong 3 ngày

Để phục vụ giao lưu quốc phòng Việt - Trung, cửa khẩu quốc tế Hữu…

2 giờ ago

Bị tố cáo ‘bội tín’ từ Tập đoàn Hoa Sen, MC Quyền Linh nói gì?

Sau thông tin MC Quyền Linh bị cáo buộc quảng cáo với nội dung sai…

2 giờ ago

Thị trường ngày 14/4: Vàng vượt mốc 107,5 triệu đồng/lượng, Tỷ giá ngân hàng tăng mạnh

VN Index tăng gần 19 điểm lên mức 1241,44 điểm, dòng tiền đạt hơn 26…

8 giờ ago

[VIDEO] Ông Trump khoe cháu gái cả, giới thiệu với cháu “Đây là tin giả”

Trên chuyến bay trở về từ một sự kiện võ thuật tổng hợp lớn, ông…

9 giờ ago

Đắk Lắk cần 85 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở cho hơn 1.000 cán bộ sau sáp nhập

Dự kiến sau sáp nhập với Phú Yên, Đắk Lắk cần bố trí chỗ ở…

10 giờ ago