Categories: Kinh TếKinh doanh

Phí logistics của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới

Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLC), ngành dịch vụ logistics của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 22 tỷ USD, tương đương gần 21%GDP của cả nước.

Doanh nghiệp Việt đang chịu gánh nặng chi phí logistics rất lớn. (Ảnh: Shutterstock)

Tỷ lệ trên của Việt Nam cao gần gấp 2 lần so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn nhiều so với mức phí logistics bình quân của toàn cầu là 14%GDP. Trong đó, khâu vận tải chiếm từ 40 – 60% tổng chi phí logistics của các doanh nghiệp.

Nguyên nhân chính khiến chi phí logistics của Việt Nam ở mức cao như vậy, theo VLC, là do chúng ta chưa kết nối được hệ thống vận tải đa phương thức, vận tải theo đường nào cũng gặp nhiều bất cập.

Chẳng hạn, hình thức vận tải chủ yếu hiện nay là đường bộ thì lại đang có mức phí quá cao. Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, ngoài các loại phí cố định, phí cầu đường BOT còn cao hơn cả phí nhiên liệu cho cùng một quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc.

Ông Nguyễn Văn Chánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết các tuyến đường cửa ngõ xung quanh TP.HCM đi Bình Dương, Đồng Nai hay các tỉnh miền Tây đều có đặt trạm thu phí. Đa phần chúng được đặt trên các tuyến đường độc đạo, gây tốn kém rất nhiều cho doanh nghiệp.

“Hiện một xe tải đang phải đóng hơn 17 triệu đồng/năm phí bảo trì đường bộ”, ông cho hay.

Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội, Bộ GTVT vẫn giữ nguyên mức thu giá cao tốc Bắc – Nam với mức phí từ 1.500 đồng/km (giai đoạn 2021-2023) đến cao nhất 3.400 đồng/km (giai đoạn 2042-2044). Như vậy, với ước tính chiều dài toàn tuyến 657 km, một xe lưu thông dọc tuyến sẽ phải nộp phí gần 1 triệu đồng/lượt, cao nhất lên tới 2,3 triệu đồng/lượt.

Trong khi đó, hai phương thức vận chuyển khác là đường biển và đường thủy nội địa mặc dù vận chuyển được khối lượng lớn và giá thành thấp hơn, nhưng việc khai thác vẫn còn nhiều bất cập khiến giá thành vận chuyển bị đội lên cao.

Nghịch lý, theo ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải, nằm ở chỗ là do chưa kết nối giữa các phương tiện vận chuyển. Hàng chuyển về TP.HCM và các tỉnh lân cận chủ yếu bị dồn về cảng Cát Lái do giá cước rẻ. Nhưng hàng hóa từ cảng này tỏa đi các tỉnh thì phải thông qua đường bộ, khiến chi phí vận chuyển tăng lên.

Còn đối với phương thức vận chuyển bằng đường sắt – vốn được đánh giá là tiết kiệm nhất – thì hạ tầng xuống cấp không đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển, chi phí đầu tư lớn trong khi khả năng thu hồi vốn thấp nên không nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Tú Mỹ (T/h)

Xem thêm:

Tú Mỹ

Published by
Tú Mỹ

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

51 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

1 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago