Phó Thủ tướng Ukraine: UnionPay nên ‘ngừng sử dụng đồng tiền vấy máu’

Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov đã kêu gọi UnionPay, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc phối hợp với các lệnh trừng phạt toàn cầu và cắt đứt quan hệ với Nga.

Bài đăng trên Twitter bằng tiếng Trung của ông Mykhailo Fedorov kêu gọi UnionPay cắt đứt quan hệ với Nga. (Ảnh chụp màn hình: Mykhailo Fedorov/Twitter)

Ngày 12/3, ông Fedorov đã đăng một bài viết bằng tiếng Trung trên Twitter: “Tiền của Nga vấy đầy máu! Nó giúp tên lửa Nga tấn công nhà ở, nhà trẻ và bệnh viện ở Ukraine và giết chết thường dân!”. Bài viết của ông Fedorov kêu gọi UnionPay International (UPI), một công ty con của UnionPay Trung Quốc cung cấp các giao dịch xuyên biên giới nên đình chỉ các dịch vụ ở Nga.

Bài đăng bằng tiếng Trung Quốc của ông Fedorov đã thu hút nhiều phản hồi từ những người dùng web Trung Quốc ở nước ngoài. Nhiều người bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine và kêu gọi các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Công ty UnionPay.

“Tôi xin lỗi. Tôi là người Trung Quốc nhưng những điều như vậy hoàn toàn không phải là những gì người dân của chúng tôi nên tham gia”, cư dân mạng Ning Meng Tao viết trong bình luận.

“Các nhà độc tài luôn đứng về phía nhau”, một người dùng khác có tên Siu viết.

Thông điệp mới nhất được ông Mykhailo Fedorov đưa ra theo sau một bài đăng cùng nội dung được viết bằng tiếng Anh vào ngày 8/3, đi kèm là một lá thư được gửi đến Giám đốc điều hành của UPI là ông Li Xiaofeng. Ông Fedorov đã nhấn mạnh việc công ty UPI nên ngừng việc kinh doanh tại Nga cho đến khi các cuộc tấn công của quốc gia này vào Ukraine kết thúc, đi cùng với trật tự công bằng được hồi phục.

Lời kêu gọi của ông Fedorov vẫn chưa nhận được phản hồi từ Công ty UPI.

Được hậu thuẫn bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), UnionPay là nhà cung cấp hầu hết các khoản thanh toán bằng thẻ ở Trung Quốc và được sử dụng ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do ĐCSTQ từ chối tố cáo cuộc xâm lược Ukraine và phần lớn lập trường đứng về phía Moscow, nhiều ngân hàng Nga như: Rosselkhozbank, Pochta Bank, Gazprombank đã cung cấp dịch vụ với UnionPay.

Từ những tập đoàn công nghệ khổng lồ đến cửa hàng thức ăn nhanh, các công ty quốc tế đang rời bỏ nước Nga kể từ khi Nga phát động tấn công Ukraine vào ngày 24/2. Theo dữ liệu tổng hợp, tính đến ngày 11/3, đã có hơn 340 công ty rút khỏi Nga, trong khi một số công ty khác tuyên bố sẽ thu hẹp quy mô kinh doanh của họ ở Nga.

Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã thông báo loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT (Hệ thống Tài chính Viễn thông toàn cầu) vào ngày 26/2. Đây là một phần của các hành động mang tính chất kinh tế thuộc cấp độ nhà nước để buộc Moscow phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào Ukraine.

Trong nỗ lực cô lập Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, Mastercard và Visa – hệ thống thẻ tín dụng và xử lý thanh toán kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã tuyên bố đình chỉ dịch vụ thẻ tín dụng của họ đối với các ngân hàng Nga vào ngày 5/3. Hành động này khiến phần lớn người dùng ở Nga sẽ không sử dụng được các dịch vụ thanh toán thẻ khi đi nước ngoài.

Ngày 6/3, trong bối cảnh cần nhanh chóng chuyển sang hệ thống thẻ Trung Quốc, một số ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga như: Sberbank, Alfa Bank, Tinkoff Bank cho biết họ sẽ sớm bắt đầu phát hành thẻ được cung cấp bởi UnionPay của Trung Quốc, đi kèm với nhà cung cấp thẻ tín dụng được Ngân hàng trung ương hỗ trợ là Mir.

Ông Fedorov đã liên tục kêu gọi các công ty nước ngoài cắt đứt mối quan hệ với Moscow, bao gồm công ty điện tử Đài Loan AsusTek Computer. Tuy vậy, lời kêu gọi gần đây đối với UnionPay là lần đầu tiên được đăng bằng tiếng Trung Quốc.

Bên cạnh Visa và Mastercard, American Express và PayPal cũng đã tuyên bố rút các dịch vụ của họ khỏi Nga. PayPal cho biết họ sẽ chặn tất cả các ví điện tử của các tài khoản Nga từ ngày 18/3, sau khi họ đình chỉ các dịch vụ của PayPal ở Nga vào đầu tháng 3.

Ngày 7/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc “nói rất nhiều về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế, ổn định, tôn trọng chủ quyền”, nhưng họ đã không đưa ra bất cứ hành động nào khi đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Đầu tuần trước, Trung Quốc đã tái khẳng định quan hệ đối tác với Nga, khi Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết hai nước láng giềng có mối quan hệ “vững như bàn thạch” và sẽ “không bị can thiệp hoặc bất hòa do bên thứ ba chia rẽ”.

Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một cuộc họp báo ngày 7/3 rằng Moscow không thể dựa vào Trung Quốc để lấp đầy tác động do các lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra cho Nga. “Điều đó là không thể”, bà Psaki nói.

Bà Psaki cho biết chỉ riêng các nước G7 đã chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Trong khi Nga, Ukraine và Trung Quốc cộng lại chỉ chiếm khoảng 15%.

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago