Categories: Kinh TếKinh doanh

Quán ăn uống ‘im lìm’ dù đã được mở lại: Sở Công thương TP.HCM nói ‘người dân đã có tính toán’

Sang ngày thứ 3 kể từ khi các cửa hàng ăn uống tại TP.HCM được phép mở lại, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM thừa nhận tình hình mở lại quán ăn “đúng là thấp hơn so với số lượng thực tế”; và điều này là do một số nguyên nhân khác chứ không phải do thiếu nguyên liệu.

Một nhân viên trong nhà hàng ăn ở quận 7, TP.HCM, tháng 6/2020. (Ảnh minh họa: TommyTeo/Shutterstock)

Tại cuộc họp báo chiều 10/9 cung cấp thông tin liên quan tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại TP.HCM, câu hỏi về việc nhiều quán ăn chưa thể hoạt động trở lại do thiếu nguồn nguyên liệu được đặt ra.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP – ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết theo thống kê, có tới hơn 7.500 doanh nghiệp kinh doanh ăn uống và hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể. Do đó, việc khảo sát một vài doanh nghiệp trên tổng số trên và đưa ra đánh giá tình hình chung cho toàn bộ hệ thống là không chính xác.

Theo ông Phương, nguyên liệu chính để các hàng quán ăn hoạt động chủ yếu là tinh bột, thịt gia súc, gia cầm, trứng, hải sản và rau, củ quả, gia vị…, và tất cả những nguyên liệu này TP.HCM không thiếu.

Lý giải về việc có ít hàng quán hoạt động trở lại, ông Phương nói có thể do quy định bắt buộc “3 tại chỗ” và việc mua bán (mua nguyên liệu, bán hàng…) buộc phải qua shipper.

Tuy nhiên, shipper hiện nay chỉ hoạt động trong phạm vi một quận/huyện. Vì vậy, người kinh doanh “3 tại chỗ” gặp khó khăn khi mua nguyên liệu. Ví dụ, trước đây gọi điện thoại là họ mang hàng tới, còn bây giờ phải đặt hàng qua các đơn vị khác, một số nhà cung cấp chưa có giấy đi đường.

Ngoài ra, người dân hiện nay không được trực tiếp đi ra đường, không được tới mua ở hàng quán. Muốn mua đồ ăn người dân chỉ có thể thông qua shipper, mà shipper chỉ được hoạt động trong phạm vi một quận huyện. Nghĩa là các quán ăn chỉ có thể phục vụ lưu trú trong phạm vi một quận huyện, khiến gặp khó về lượng khách.

“Do đó, người dân đã có tính toán khó có khả năng có được lượng khách hàng lớn như trước đây. Rõ ràng, họ sẽ cân nhắc có nên mở ngay lúc này hay không”, ông Phương nói.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được UBND TP.HCM cho phép hoạt động trở lại theo văn bản khẩn – Công văn 2994/UBND-DT – ban hành vào chiều 7/9.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được hoạt động từ 6h-18h hàng ngày. Điều kiện để các cơ sở được mở bán là phải bán hàng theo hình thức mang đi (qua shipper), hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, người lao động phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19, có kết quả âm tính qua xét nghiệm nhanh 2 ngày/lần (theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người).

Các cơ sở thuộc diện được phép kinh doanh nêu trên phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, TP.Thủ Đức để được cấp giấy đi đường.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

20 phút ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

3 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

4 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

4 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

5 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

6 giờ ago