Trong 4 tháng đầu năm 2023, xuất - nhập khẩu của Việt Nam đồng loạt suy giảm so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa: Mariusz Bugno/Shutterstock)
Bốn tháng đầu năm, thâm hụt thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tăng 25% so với cùng kỳ, cùng chiều với lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến và nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng đột biến. Điều này đang làm phức tạp thêm quá trình đàm phán thương mại giữa hai quốc gia.
Nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và xuẩt khẩu của Việt Nam sang Mỹ đều tăng kỷ lục vào tháng 4 trong bối cảnh Washington hối thúc Hà Nội giảm thặng dư thương mại và kiểm soát chặt chẽ hàng Trung Quốc chuyển tải qua Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Nếu đàm phán thương mại không đem lại kết quả, Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức thuế quan đối ứng 46% của Hoa Kỳ khi lệnh hoãn thuế quan kết thúc vào tháng 7. Điều này có thể làm suy yếu mô hình tăng trưởng của Việt Nam và tác động thẳng vào các tập đoàn đa quốc gia đang đóng đô tại đây, bao gồm Samsung và Nike.
Hà Nội đã nhiều lần ngỏ ý với chính quyền Trump để giảm thuế, bao gồm cả việc siết chặt hàng hóa chuyển tải bất hợp pháp từ Trung Quốc qua Việt Nam vào Hoa Kỳ để hưởng lợi mức thuế thấp nhờ dán nhãn Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế thương mại lại đang diễn ra theo chiều hướng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn.
Trong khi Chính quyền Trump muốn giảm mất cân đối thương mại với Việt Nam thì mức thâm hụt này lại tăng hơn 25% chỉ trong 4 tháng đầu năm, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.
Riêng tháng 3, thâm hụt thương mại Việt Mỹ vượt quá 13,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, theo dữ liệu của Hoa Kỳ.
Các giám đốc điều hành cho biết các nhà sản xuất của Việt Nam đang tranh thủ xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ trước khi bị tăng thuế.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 vượt quá 12 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ, mức cao nhất kể từ Đại dịch Covid-19.
Cảng nước sâu Cái Mép của Việt Nam, nơi tập trung chủ yếu hàng hóa xuất sang Mỹ, đang chứng kiến sự gia tăng đột biến các lô hàng đi Mỹ, Soren Pedersen, Phó Chủ tịch SSA Marine, đơn vị vận hành một cảng tại Cái Mép cho biết.
Soren thông tin, cảng Cái Mép đã có 26 tàu container book lịch cập cảng trong tháng 5, mức cao “đột biến” so với mức trung bình 20-22 chuyến.
“Các cảng container hoạt động gần hết công suất“, Soren nói, lưu ý rằng điều này cho thấy mức thuế có thể tăng cao.
Trong khi đó, Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ Trung Quốc, kim ngạch cũng cao kỷ lục kể từ đại dịch, vượt quá 15 tỷ USD, theo số liệu của Hải quan.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc, với dòng chảy vốn từ Bắc Kinh gần bằng giá trị và sự biến động của xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Trong tháng 4, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, chủ yếu là linh kiện hoặc nguyên liệu thô được sử dụng tại nhà máy, đã tăng 31% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp cũng tăng 8,9%.
Nhà Trắng cho rằng Việt Nam là nơi chuyển tải hàng hóa Trung Quốc sang Hoa Kỳ, nơi dán mác hàng “Made in Vietnam” không đủ hàm lượng giá trị gia tăng.
Đáp lại, trong tháng 4, Hà Nội bắt đầu siết chặt việc chuyển tải hàng bất hợp pháp, đồng thời tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu và hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ lên hàng hóa.
Kết phiên 8/5, cổ phiếu PLX của Petrolimex tăng mạnh lên mức 35.700 đồng/cp (+6,57%),…
Vào thứ Hai (ngày 5/5), Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua “Dự luật…
Nhiều loại cây sẽ nảy mầm và phát triển vào mùa xuân, ngay cả cỏ…
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ sớm công bố một thỏa thuận "thương mại…
Hôm thứ Hai (5/5), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống…
Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ sự không hài lòng về tiến độ đàm…