Sự thật đằng sau số liệu tăng trưởng GDP của Trung Quốc

Sự tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong khoảng 40 năm qua khiến rất nhiều người dường như thấy được “tính ưu việt” của cơ chế vận hành kinh tế của chính phủ Trung Quốc. Khi ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1978, GDP của Trung Quốc ở mức dưới 50 tỷ USD. 40 năm sau, con số này đã chạm tới mức 12.000 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, đến hiện nay, kinh tế Trung Quốc ngày càng bộc lộ ra nhiều dấu hiệu bất ổn, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ giảm sút mạnh mẽ.

Tàu chở hàng của Mỹ đậu tại một cảng ở Thanh Đảo, phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 1/4/2019.

Từ năm 1978-2017, tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 9,5%, nhiều năm liền đạt trên 10%. Nhưng mới đây, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế tại Đại học Trung Quốc (Hồng Kông) và Đại học Chicago (Mỹ) do Viện Brookings xuất bản cho thấy Trung Quốc đã thổi phồng số liệu GDP trung bình 1,7% mỗi năm từ năm 2008 đến 2016.

Số liệu GDP của Trung Quốc được thổi phồng như thế nào?

GDP của Trung Quốc từ lâu đã bị chỉ trích vì tăng trưởng quá mức hoặc dưới mức ước tính, hoặc để xoa dịu các biến động trong các hoạt động kinh tế.

Nhóm các chuyên gia nghiên cứu Wei Chen, Xilu Chen, Chang-Tai Hsieh và Zheng Song đã sử dụng các con số như doanh thu thuế, số điện thắp sáng mỗi đêm tính trên vệ tinh, tiêu thụ điện, lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu hỏa, xuất khẩu và nhập khẩu để dự báo về GDP thực của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Ông Chang-Tai Hsieh thuộc Đại học Chicago trong nhóm nghiên cứu chỉ ra, chính quyền địa phương Trung Quốc được “chấm điểm” thi đua chủ yếu dựa trên tăng trưởng của khu vực họ quản lý. Nhiều lãnh đạo địa phương vì mục đích đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế để nâng cao cơ hội thăng tiến, đã phát sinh ra “bệnh thành tích và báo cáo số liệu GDP sai lệch cao hơn 10% so với số liệu chính thức.

Từ sau năm 2008, các số liệu thống kê từ địa phương ngày càng không chính xác. Cục Thống kê Quốc gia chỉ có thể sử dụng các con số như doanh thu thuế, tiêu thụ điện hàng vận chuyển qua xe lửa, xuất khẩu và nhập khẩu…, vốn ít khả năng bị làm giả hơn, nhưng vẫn khó có thể kiểm soát được tình hình.

Chẳng hạn, theo cơ quan thống kê Trung Quốc, tăng trưởng giảm xuống còn 7,8% trong năm 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, so với 9,2% năm 1997. Nhưng theo tính toán của Conference Board, trên thực tế GDP Trung Quốc bị sụt mất gần một nửa, từ 4,5% còn 2,3%. Tương tự, trong đợt giảm giá dầu và nguyên vật liệu 2014-2015, tăng trưởng năm 2015 chỉ còn 3,8% so với năm trước đó là 6,3%; trong khi theo thống kê chính thức là từ 7,3% giảm nhẹ xuống 6,9%.

Conference Board thậm chí còn dự đoán, GDP của Trung Quốc chỉ có thể tăng bình quân 3,8% trong giai đoạn 2019-2023, và giảm còn 3,4% từ 2024 đến 2028.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, thị trường có thêm lý do để quan ngại rằng tình trạng suy thoái ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn những gì chính phủ nước này thừa nhận, sự chững lại của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ năm 2008 thực ra tồi tệ hơn so với số liệu công bố chính thức. Con số tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2018 ở mức 6,6%, nếu theo nghiên cứu trên chỉ khoảng hơn 4%.

Hãng nghiên cứu thị trường Capital Economics thẩm định một loạt dữ liệu về Trung Quốc bao gồm vận tải đường biển, sản xuất điện và cho vay tài chính để đánh giá về tình hình kinh tế Trung Quốc. Qua nghiên cứu, họ cũng kết luận rằng kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2018 thay vì con số chính thức 6,6%.

Nói đến phát triển kinh tế và xã hội Trung Quốc, GDP cũng chỉ là một phần và không thể hoàn toàn sử dụng làm thước đo để đánh giá. Con số GDP không phản ánh được tình trạng sức khỏe con người, an sinh xã hội, chất lượng giáo dục, đạo đức xã hội, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch thôn quê và thành thị, chất lượng môi trường không khí, nước. Thậm chí, chỉ vì đạt được con số GDP cao, chính phủ Trung Quốc còn gây ra những hệ lụy khó giải quyết cho đất nước này.

Sự thật đằng sau số liệu tăng trưởng GDP của Trung Quốc

Ông Zhang Lin, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Unirule, Bắc Kinh cho rằng “điều kỳ diệu kinh tế” của Trung Quốc trong vòng 4 thập niên qua dựa vào hai yếu tố: khối kinh tế nhà nước hoạt động không hiệu quả mở đường cho kinh tế tư nhân nở rộ, bên cạnh đó là sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Trên bề mặt, mặc dù nền kinh tế có một bộ phận là doanh nghiệp tư nhân nhưng chính phủ Trung Quốc chưa từng thừa nhận quyền sở hữu tài sản vĩnh viễn của người dân, do đó, tất cả tài nguyên bao gồm cả đất đai cơ bản vẫn thuộc sở hữu nhà nước, thuộc nền kinh tế công hữu. Chính phủ cũng dùng quyền lực nhà nước để khống chế tất cả cơ chế vận hành của nền kinh tế, dễ thấy nhất là sự tồn tại nền kinh tế kế hoạch nhà nước (mà đây vốn thuộc nền kinh tế tập quyền).

Thực tế, thị trường chỉ là thủ đoạn mà chính phủ dùng để thúc đẩy kinh tế, nó không có tính độc lập thực sự, cũng không có cơ chế phù hợp với thị trường, không minh bạch về pháp lý và quyền sở hữu…, tỷ giá không được tự do biến động, tài sản cũng không được tự do ra vào, doanh nghiệp nước ngoài không được tự do hoạt động. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được độc quyền một số ngành sinh lợi bậc nhất ở Trung Quốc, như ngân hàng, dịch vụ tài chính, viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải. Thâm chí, trợ cấp nhà nước còn cho phép các DNNN không hiệu quả vẫn tiếp tục tồn tại.

Có thể thấy rằng, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 40 năm qua có liên quan mật thiết đến một số phương diện sau:

Thứ nhất, sự nới lỏng chế độ kinh tế công hữu, bãi bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở trung ương, khôi phục kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân khiến cho nền kinh tế Trung Quốc có động lực phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, vốn đầu tư và kỹ thuật từ phương Tây ào ạt chảy vào Trung Quốc. Dòng tiền từ các quốc gia phương Tây chảy vào Trung Quốc có quy mô rất lớn, bên ngoài khó mà tưởng tượng được. Theo thống kê, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2016 đã lên đến gần 800 tỷ USD. Từ năm 1979 đến năm 2015, Trung Quốc thực tế đã sử dụng tổng số tiền đầu tư nước ngoài lũy kế lên đến 1.642,3 tỷ USD. Cùng với dòng vốn đi kèm là kỹ thuật cao đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới cũng bước vào Trung Quốc. Kỹ thuật được ví như củi còn vốn đầu tư được ví như dầu và lửa, hai thứ này kết hợp lại tạo thành ngọn lửa lớn thổi bùng nền kinh tế Trung Quốc.

Thứ ba, các quốc gia phương Tây còn dành cho Trung Quốc ưu đãi đặc biệt về thương mại và thị trường rộng lớn. Tháng 5/2000, Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Trung Quốc. Ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Thị trường quốc tế đã mở rộng cửa với Trung Quốc.

Thứ tư, kinh tế Trung Quốc phát triển trên cơ sở bóc lột công nhân, nông dân trong các công xưởng nhằm mở đường cho kinh tế phát triển, bất chấp ô nhiễm môi trường và những tác hại lâu dài, trong thời gian ngắn chiếm hết ưu thế về giá thành và tốc độ.

Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ở Trung Quốc

Rõ ràng, sự phát triển kinh tế trên bề nổi của Trung Quốc tỷ lệ nghịch với đạo đức kinh doanh và nó không có giá trị bền vững. Trung Quốc lợi dụng tiền bạc, kỹ thuật và thị trường của phương Tây, những điều khoản thương mại có lợi với phương Tây, lao động giá rẻ trong nước và giá thành sản phẩm rẻ để thu về rất nhiều ngoại tệ mỗi năm. Thâm hụt thương mại Mỹ -Trung từ hơn 80 tỷ USD năm 2000 tăng lên đến hơn 375 tỷ USD năm 2017.

Trung Quốc cũng phá hoại các quy tắc thương mại quốc tế để giành lợi thế lớn nhất, thu được lượng ngoại hối khổng lồ. Nó còn dùng chiến lược quốc gia để đánh cắp sở hữu trí tuệ, dùng chiến thuật đi tắt đón đầu để đánh cắp khoa học kỹ thuật, đồng thời phá hoại trật tự kinh tế bình thường của chủ nghĩa tư bản. Theo báo cáo công bố năm 2017 của Ủy ban bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, Trung Quốc mỗi năm gây thiệt hại cho Mỹ từ 225 – 600 tỷ USD thông qua việc làm hàng giả, phần mềm lậu và ăn cắp bí mật công nghiệp của Mỹ, thống kê trên chưa bao gồm việc vi phạm quyền sáng chế phổ biến ở Trung Quốc. Báo cáo tháng 11/2015 của văn phòng Cục tình báo quốc gia Mỹ cho thấy hoạt động gián điệp kinh tế của hacker máy tính gây thiệt hại cho Mỹ 400 tỷ USD mỗi năm, 90% hoạt động gián điệp đến từ Trung Quốc.

Kết luận

Theo Zhang Lin, kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu phát triển chậm lại từ năm 2013, nhưng nếu Mỹ, EU và thậm chí Nhật Bản hình thành một khối tự do thương mại mới trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang chững lại, sẽ càng khó khăn hơn cho nước này phục hồi tăng trưởng.

Không khó để nhận thấy, các chính sách về sở hữu trí tuệ và sự khiếm khuyết của pháp quyền ở Trung Quốc đang làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và khiến nước này mất đi sự ủng hộ chính trị quốc tế mà các khoản đầu tư như vậy mang lại. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với Internet cũng ngăn cản các công ty công nghệ phương Tây thâm nhập thị trường Trung Quốc. Hiện tại, dù các doanh nghiệp nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc nhưng “kỷ nguyên xuất khẩu vàng” kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 đã ngày càng tiến xa hơn nữa trên đà kết thúc.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

26 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago