Theo công ty chứng khoán VNDirect, có 4 ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 sau việc tham gia xử lý hoạt động yếu kém của một số ngân hàng. Trong đó, ngân hàng VPBank có thể đạt tới 27,2% mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.
Theo đó, ngân hàng VPBank, HDBank, MBBank và Vietcombank được điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 27,2% (tăng hơn 11,5%); 23,5% (tăng 5,1%); 23,2% (tăng 5%) và 18,6% (tăng 0,9%).
Nếu tính theo con số tuyệt đối thì VPBank được cho vay thêm gần 45.000 tỷ đồng, MBBank thêm 20.000 tỷ đồng, HDBank xấp xỉ 11.000 tỷ đồng, còn Vietcombank được thêm hạn mức 9.000 tỷ đồng, theo Tuổi Trẻ.
Theo ước tính, sau đợt điều chỉnh này, tổng cộng sẽ có thêm khoảng 83.500 tỷ đồng vốn vay đưa ra nền kinh tế. Một số ngân hàng khác gần như trong tình trạng hết hạn mức tín dụng, chỉ có thể giải ngân cho vay trên cơ sở thu nợ cũ.
4 ngân hàng yếu kém thuộc diện phải xử lý hiện nay gồm: tái cơ cấu Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là ngân hàng Xây dựng (CB), ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Trong động thái gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng lãi suất điều hành sau 2 năm đứng im. Cụ thể, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng thêm 1 điểm phần trăm lên 5% một năm.
Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5% một năm.
Với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, trần lãi suất được nâng từ 0,2% lên 0,5% một năm.
Bên cạnh đó, hai loại lãi suất điều hành khác gồm lãi suất tái cấp vốn; tái chiết khấu cũng tăng thêm 1 điểm phần trăm, lên tương ứng 5% một năm và 3,5% một năm.
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng tăng từ 5% lên 6% một năm.
Đến 31/12/2021, DongA Bank vẫn đang gánh lỗ lũy kế lên tới 12.465 tỷ đồng, kéo theo đó vốn chủ âm 6.855 tỷ đồng. Theo số liệu từng được công bố trước đó, DongA Bank đã thu hồi 17.036 tỷ đồng nợ xấu tính từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến ngày 31/8/2019, số còn lại khoảng 24.000 tỷ đồng. Đầu năm 2015, ngân hàng Xây dựng bị NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Báo cáo kiểm toán độc lập tính đến ngày 30/11/2014 cho thấy, số lỗ lũy kế của ngân hàng này lên tới 27.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu thì âm hơn 24.000 tỷ đồng. Cùng năm 2015, OceanBank có tới 72,25% dư nợ là nợ xấu, vốn chủ sở hữu âm hơn 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận ngân hàng không còn đủ bù đắp. Tại thời điểm ngày 2/4/2015, tổng lỗ lũy kế của GPBank đã lên đến 12.280 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng. Dư nợ cho vay giảm còn 6.669 tỷ đồng, trong đó có tới 45,37% là nợ xấu. |
Đức Minh
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.