Tập đoàn FLC thông qua phương án thoái vốn khỏi hãng Hàng không Tre Việt

Tập đoàn FLC vừa quyết định chuyển nhượng cổ phần tại Hãng Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cho các đối tác có nhu cầu. Hiện FLC đang sở hữu 21,7% vốn của hãng bay này, tương ứng hơn 400 triệu cổ phiếu BAV.

Năm 2022, FLC phải trích lập dự phòng rủi ro hơn 3.000 tỷ đồng với việc thua lỗ tại Bamboo Airways. (Ảnh minh họa: Paul_Charles/Shutterstock)

Cụ thể, hôm 6/4, Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn FLC đã đồng ý chủ trương ký Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Hàng không Tre Việt (mã: BAV) mà Tập đoàn FLC đang sở hữu cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhận chuyển nhượng.

Tại đại hội cổ đông bất thường do FLC tổ chức hôm 4/3, ban lãnh đạo cho biết tập đoàn này đang sở hữu 21,7% vốn của Bamboo Airways, tương ứng với 401,5 triệu cổ phiếu BAV, giá trị theo mệnh giá là 4.015 tỷ đồng.

Ngày 10/4, Bamboo Airways dự kiến sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bàn phương án chào bán riêng lẻ cổ phần phổ thông để tái cấu trúc khoản vay và phát hành cổ phần cho nhà đầu tư mới.

Cụ thể, Bamboo Airways dự định phát hành 772 triệu cổ phần để hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận giữa công ty hàng không này với chủ nợ. Giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cổ phần, tương đương tỷ lệ hoán đổi 1:1, nghĩa là 10.000 đồng nợ hoán đổi được một cổ phần phát hành thêm.

Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng lên kế hoạch phát hành 185 triệu cổ phần cho nhà đầu tư mới. Giá phát hành dự kiến cho nhà đầu tư mới cũng là 10.000 đồng/cổ phần.

Nếu các kế hoạch phát hành của Bamboo Airways diễn ra suôn sẻ, hãng hàng không này sẽ thu về 1.850 tỷ đồng tiền mặt, đồng thời được xóa khoản nợ trị giá 7.720 tỷ đồng và vốn điều lệ tăng thêm tổng cộng 9.570 tỷ đồng.

Nếu giá thoái vốn của FLC cũng là 10.000 đồng/cổ phần như giá chào bán và hoán đổi của Bamboo Airways, tập đoàn này sẽ thu về 4.015 tỷ đồng.

Được biết, Bamboo Airways được thành lập vào tháng 5/2017 với vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng, do Tập đoàn FLC sở hữu 100%. Sau đó, hãng hàng không này tăng vốn điều lệ lên các mức 2.200 tỷ, 7.000 tỷ, 10.500 tỷ, … và cuối cùng là 18.500 tỷ đồng kể từ tháng 9/2021 cho đến nay.

Trong hai năm đầu hoạt động 2019 – 2020, Bamboo Airways đều có lãi ròng, một phần nhờ doanh thu hoạt động tài chính hàng nghìn tỷ đồng. Đến năm 2021 và 2022, COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của ngành hàng không, Bamboo thua lỗ nghìn tỷ và Tập đoàn FLC phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ sở hữu.

Năm 2021, FLC phải trích lập 373 tỷ đồng. Sang năm 2022, số trích lập dự phòng rủi ro ước tính lên tới 3.642 tỷ đồng.

Từ sau khi ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch HĐQT FLC bị bắt với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”, tình hình kinh doanh của hệ sinh thái FLC rơi vào khủng hoảng và kinh doanh thua lỗ, hầu hết các mã chứng khoán dậy sóng một thời đều bị đình chỉ giao dịch.

Đáng chú ý, cổ phiếu của FLC bị hủy niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) và chuyển xuống UPCoM từ ngày 20/2/2023.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

9 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

36 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago