Infographic: Thế giới tài chính 2018 qua các con số

Tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, nợ toàn cầu bùng nổ và thị trường chứng khoán biến động mạnh… là những điểm nhấn nền kinh tế toàn cầu năm 2018.

Hãy cùng Bloomberg tổng kết lại bức tranh tổng thể về nền kinh tế, thế giới tài chính 2018 qua các con số dưới đây:

(nhấn vào ảnh để phóng to và xem liên tục)

Chỉ số S&&P 500 của Mỹ có tới 16 ngày biến động tăng hoặc giảm ít nhất 2%, nhiều nhất kể từ năm 2011.
Peso Argentina là đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong năm 2018, để mất tới hơn một nửa giá trị.
Giá Bitcoin lao dốc mạnh, từ 16.700 USD/BTC trong tháng 1 giảm xuống còn dưới 3.500 USD. Tuy nhiên, quy mô các đợt chào bán tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO) lại chạm đỉnh.
2018 là một năm đầy biến động đối với các tỷ phú công nghệ lớn ở Mỹ và Trung Quốc. Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon được hưởng lợi nhiều nhất với tổng tài sản tăng thêm 38,7 tỷ USD. Trong khi ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg kém may mắn nhất, tổng tài sản của vị tỷ phú này đã bị bốc hơi tới 15,6 tỷ USD.
Mỹ khởi phát cuộc chiến thương mại đầu tiên với Trung Quốc vào mùa hè, áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh lập tức đáp trả tương đương. Tổng giá trị hàng hóa bị áp thuế giữa hai nước hiện ở mức 360 tỷ USD, trong đó Mỹ áp 250 tỷ USD và Trung Quốc áp 110 tỷ USD lên hàng hóa của nhau.
Venezuela tiếp tục chìm trong khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng âm 18%, trong khi Libya là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với GDP tăng 10,9% trong năm 2018, theo ước tính từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tổng nợ toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm 15 năm trước, chủ yếu do ảnh hưởng từ việc các chính phủ và doanh nghiệp tăng cường đi vay.
Mỹ, Hàn Quốc và Indonesia đều thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong khi đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và khu vực đồng tiền chung châu Âu lãi suất không thay đổi.
Các siêu tập đoàn ở Trung Quốc đang bán ra các tài sản để trả bớt nợ nần. Tập đoàn Thủy điện HNA Group của nước này đã bán ra khoảng 20 tỷ USD tài sản trên toàn thế giới trong năm nay.
Tỷ lệ lạm phát của Venezuela năm 2018 được IMF ước tính ở mức 1,37 triệu phần trăm. Tuy nhiên, giá của một tách cà phê ở đây “chỉ” tăng 199.900% so với thời điểm 1 năm về trước. IMF dự báo vào năm 2023, lạm phát của Venezuela sẽ chạm mức 10 triệu phần trăm.

Theo Bloomberg,
Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

24 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

43 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

49 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

59 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago