Categories: Kinh Tế

Thủ tướng sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần 2 ở Trung Quốc

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần 2 ở Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 25 đến 27/4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở gian hàng của DN Việt Nam tại Hội chợ CIIE 2018. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng dự hội nghị trên theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo dự kiến, ngày 26/4, Thủ tướng sẽ tham dự phiên khai mạc của diễn đàn. Tối cùng ngày, dự tiệc chiêu đãi do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân chủ trì.

Ngày 27/4, Thủ tướng sẽ tham dự và phát biểu tại hội nghị bàn tròn thượng đỉnh của diễn đàn do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì, các Nguyên thủ/Người đứng đầu chính phủ 36 quốc gia tham gia.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng dự kiến có cuộc hội đàm với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư, duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ 2 có chủ đề “Hợp tác Vành đai và Con đường: Định hình tương lai chung tươi sáng hơn”, sẽ có sự tham dự của nguyên thủ/người đứng đầu chính phủ 36 quốc gia.

Các quốc gia tham dự hội nghị bao gồm: Ai Cập, Áo, Belarus, Bồ Đào Nha, Brunei, Campuchia, Các Tiểu vương quốc Ả – rập thống nhất, Chile, Hungary, Hy Lạp, Kazakhstan, Italia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Mông Cổ, Nga, Nepal, Pakistan, Philippines, Thụy Sĩ, Séc, Singapore, Thái Lan, Việt Nam,…

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” (The Belt and Road Initiative – BRI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2013. Đây là kế hoạch xây dựng hệ thống thương mại và cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm liên kết Trung Quốc với châu Á, châu Âu, châu Phi, có thể mở rộng ra châu Mỹ Latinh thông qua một loạt các cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ dọc theo các hành lang giao thương đường bộ và đường biển.

BRI hướng tới mục tiêu tạo thành mạng lưới kinh tế/thương mại lớn nhất thế giới với tiềm lực 70% dân số thế giới, 55% GDP thế giới và 75% nguồn tài nguyên của thế giới, vào năm 2049.

Năm 2018, Trung Quốc cho biết hơn 80 nước đã là thành viên và Italy hôm 23/3 trở thành nước G7 đầu tiên tham gia hệ thống này.

Tháng 5/2017, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự diễn đàn BRI lần thứ nhất. Bài phát biểu của ông Trần Đại Quang thể hiện quan điểm của Việt Nam về các nguyên tắc hợp tác cần bảo đảm để đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

29 phút ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

42 phút ago

TQ: Bé trai 14 ngày tuổi bị bán, một “đường dây buôn bán trẻ em” bị phá

Tối 19/10, chỉ sau ít phút hai ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang…

59 phút ago

Tổng thống Ukraine Zelensky nói Đức ‘sợ’ Nga

Berlin không ủng hộ tư cách thành viên NATO của Kiev vì lo sợ phản…

1 giờ ago

Mắm và dân tộc

Giá viết được một cuốn toàn thư về mắm Việt Nam càng hay: đó là…

1 giờ ago