Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có thể giảm phụ thuộc vào TQ

Công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm lớn nhất châu Âu tại miền bắc Thụy Điển. Phát hiện này dự kiến ​​sẽ làm giảm sự phụ thuộc nguồn tài nguyên quan trọng này của lục địa châu Âu vào Trung Quốc.

Quang cảnh mỏ sắt của công ty khai thác mỏ của nhà nước Thụy Điển LKAB ở Kiruna, thành phố cực bắc của Thụy Điển, ngày 12/1/2023. Công ty cho biết họ đã phát hiện ra mỏ đất hiếm lớn nhất được biết đến ở châu Âu tại phía bắc Thụy Điển. (Ảnh: Getty Images)

Khoáng sản đất hiếm đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lượng sạch và sản xuất xe điện và điện tử tiêu dùng. Theo dữ liệu của Cơ quan Địa chất Mỹ, thị trường đất hiếm do Trung Quốc chủ đạo chiếm 60% sản lượng toàn cầu.

Trong một tuyên bố hôm 12/1, công ty LKAB cho biết hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm đã được tìm thấy ở vùng Kiruna, cực bắc của Thụy Điển.

Reuters đưa tin, ông Jan Moström, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn LKAB cho biết đây là “tin tuyệt vời” đối với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển.

“Chúng tôi gặp vấn đề về nguồn cung. Nếu không có mỏ, sẽ không có xe điện”, ông Jan Moström nói.

LKAB cho biết nhu cầu về đất hiếm dự kiến ​​sẽ tăng do điện khí hóa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “thâm hụt nguồn cung” toàn cầu trong bối cảnh tình hình địa chính trị ngày càng căng thẳng.

Công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm lớn nhất châu Âu tại miền bắc Thụy Điển. (Nguồn: Tommy Alven/ Shutterstock)

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, nhu cầu về các nguyên tố đất hiếm trong xe điện và tua-bin gió dự kiến ​​sẽ tăng hơn 5 lần vào năm 2030.

Hiện tại, ở châu Âu ngoài Nga, không có khai thác các nguyên tố đất hiếm mà là phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo Ủy ban châu Âu, EU nhập 98% khoáng sản từ Trung Quốc. LKAB cho biết trong một tuyên bố rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp châu Âu.

Việc khai thác đất hiếm trên Bán đảo Kola, ở cực tây bắc của phần châu Âu thuộc Nga, đã có từ thời Liên Xô và không còn nằm trong chương trình nghị sự quan trọng của EU nữa.

Tờ Barents Observer (của Na Uy) đưa tin, công ty điện hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga có thể sẽ tiếp quản mỏ Lovozero trên bán đảo này. Ngoài ra trong những năm qua, công ty nhà nước này đã tăng cường kiểm soát các tài sản chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp khoáng sản và kim loại ở khu vực phía bắc của Nga.

Bà Ebba Busch, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp của Thụy Điển, cho biết trong cùng một tuyên bố: “Điện khí hóa, khả năng tự cung tự cấp của EU, độc lập khỏi Nga và Trung Quốc sẽ bắt đầu từ các mỏ. Chúng ta cần củng cố chuỗi giá trị công nghiệp của châu Âu, tạo ra cơ hội thực sự để điện khí hóa xã hội của chúng ta.”

LKAB nói thêm rằng con đường khai thác những tài nguyên khoáng sản này vẫn còn dài. Công ty này có kế hoạch đệ trình đơn cấp phép khai thác vào cuối năm nay.

LKAB cho biết: “Nếu chúng tôi xem xét các quy trình cấp phép khác trong ngành của chúng tôi đang hoạt động như thế nào, thì chúng tôi sẽ mất ít nhất 10 – 15 năm thì mới có thể thực sự có thể bắt đầu khai thác và cung cấp nguyên liệu thô cho thị trường.”

Mỹ từ lâu đã phụ thuộc vào Trung Quốc về khoáng sản, đang tìm cách củng cố chuỗi cung ứng nội địa để trở thành người chủ đạo toàn cầu. Vào năm 2021, chính quyền Biden đang nhắm mục tiêu vào đất hiếm và các ưu tiên khác trong chuỗi cung ứng trong nước, để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của ngành liên quan trước những căng thẳng địa chính trị.

Lý Ngôn

Published by
Lý Ngôn

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

9 giờ ago