Theo Bộ Tài chính Việt Nam, tính đến quý 4/2022, Quỹ bình ổn Xăng dầu tồn dư số tiền lên tới hơn 4.670 tỷ đồng. Đây là số tiền người dân mua xăng dầu phải tra thêm trong giá bán và giữ tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Hiện nay, ý kiến chuyên gia cho biết nên bỏ trích lập tiền vào Quỹ này vì không phát huy tác dụng trong việc bình ổn xăng dầu, còn cơ quan nhà nước vẫn muốn giữ.
Cổng thông tin Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 31/12/2022, Quỹ bình ổn Xăng dầu tồn dư tại các doanh nghiệp lên tới 4.671 tỷ đồng. Đây là tổng số tiền người dân mua xăng dầu đã phải trả thêm trong giá bán lẻ và trích lập vào tài khoản ngân hàng riêng của các doanh nghiệp, được báo cáo số dư về cơ quan nhà nước mỗi kỳ điều chỉnh giá xăng dầu.
Riêng trong quý 4/2022, Quỹ bình ổn giá xăng dầu tăng thêm tới 2.155 tỷ đồng, gần gấp đôi so với thời điểm ngày 30/9/2022 (tồn dư 2.540 tỷ đồng).
Theo báo cáo, số tiền trên là tổng kết số dư của 31 doanh nghiệp thương nhân đầu mối phân phối xăng dầu và son số 4.671 tỷ đồng cũng cao nhất kể từ quý 1/2021.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chỉ sử dụng hơn 79 tỷ đồng từ Quỹ này để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường trong quý 4 vừa qua.
Theo Bộ Tài chính, trong 31 thương nhân đầu mối phân phối xăng dầu, Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) là đơn vị có số dư quỹ đến cuối năm 2022 cao nhất với 1.986 tỷ đồng, chiếm tới 43% tổng số dư Quỹ bình ổn giá toàn ngành.
Ngoài ra, một số thương nhân đầu mối có số dư quỹ cao là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (561 tỷ); Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức (409 tỷ); Công ty CP Thương mại dầu khí Đồng Tháp (371 tỷ) hay Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (294 tỷ đồng)…
Ngược lại, toàn hệ thống vẫn còn 7 doanh nghiệp đầu mối có số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu âm, gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam PV Oil (-513 tỷ); Công ty TNHH Petro Bình Minh (-60 tỷ); Công ty CP xăng dầu Tân Nhật Minh (-38 tỷ); Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Long Hưng (-36 tỷ); Công ty CP Tập đoàn đầu tư phát triển Trường An (-26 tỷ); Công ty TNHH Hải Linh (-12 tỷ) và Tổng công ty thương mại Sài Gòn (-11 tỷ đồng).
Trước đó, rất nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cuối tháng 8/2022, trong một thư kiến nghị gửi Bộ Công thương, UBND TP.HCM, Sở Công thương TP.HCM, 24 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã gửi kiến nghị một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc kinh doanh, theo báo Thanh Niên.
Trong thư, các doanh nghiệp cũng đặt vấn đề: “Tại sao phải trích Quỹ bình ổn? Trích quỹ bình ổn kỳ này có đúng mục đích Chính phủ đề ra không và có phục vụ tốt cho xã hội chưa? Tại sao để các cửa hàng bán lẻ tư nhân lỗ liên tục mà không được đóng cửa. Như vậy liệu có làm méo mó định nghĩa về tự do kinh doanh không?”
PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng Quỹ có xu hướng trích lập khi giá thế giới kỳ trước giảm và ngược lại. Ngoài ra, việc trích lập khi giá thế giới tăng cũng khá phổ biến. Vì vậy, nguyên tắc này không đảm bảo “bình ổn” và Quỹ cũng chưa thực hiện tốt chức năng bình ổn giá.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng từng nhiều lần kiến nghị bỏ quỹ bình ổn xăng dầu nhằm giúp tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn.
Trước các ý kiến trái chiều về việc Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn phù hợp với mục tiêu về bình ổn giá, không đảm bảo tính thị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định quỹ này đã tạo “bước đệm” bình ổn giá, là “quỹ đặc thù”.
Vẫn theo Bộ Tài chính, một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương khi được lấy ý kiến đã đề nghị vẫn duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Do đó, Chính phủ thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…