Trung Quốc ‘đổ’ 35,9 tỷ USD vào nhiệt điện than ở các nước

Bangladesh là quốc gia nhận nhiều cam kết tài trợ nhất trong tổng số 35,9 tỷ USD Trung Quốc đổ vào nhiệt điện than ở bên ngoài, kế đến là Việt Nam, Nam Phi, Pakistan và Indonesia.

Trung Quốc đang “đổ” 35,9 tỷ USD vào các dự án nhiệt điện than bên ngoài Đại Lục. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Theo báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc hiện đang tài trợ cho hơn 1/4 tổng công suất của các nhà máy nhiệt điện than đang được phát triển bên ngoài Đại Lục. Tổng số tiền mà quốc gia này đổ vào các dự án ở 27 quốc gia khác nhau lên đến 35,9 tỷ USD.

Cụ thể, IEEFA cho biết tính đến tháng 7/2018, Bắc Kinh đang nắm giữ khoảng 102 gigawatt (GW) trong số 399GW công suất nhiệt điện than hiện đang được phát triển bên ngoài Trung Quốc. Các khoản tài trợ của Trung Quốc chủ yếu vào các mỏ than xuất khẩu, nhà máy nhiệt điện than và cơ sở hạ tầng đường sắt và cảng biển.

Trong đó, Bangladesh là quốc gia nhận được nhiều cam kết tài trợ vốn từ Trung Quốc nhất, với tổng giá trị hơn 7 tỷ USD (chiếm 19,5%), tiếp đến là Việt Nam (3,6 tỷ USD, đứng thứ hai về công suất), Nam Phi (2,8 tỷ USD), Pakistan (5,9 tỷ USD) và Indonesia (5,6 tỷ USD).

Báo cáo của Viện IEEFA còn cho biết hầu hết các khoản tài trợ cho nhiệt điện than bên ngoài Đại Lục đều được cung cấp bởi các ngân hàng Trung Quốc hậu thuẫn đằng sau các doanh nghiệp nước này để thực hiện xây dựng nhà máy nhiệt điện tại nước ngoài, với lực lượng lao động chủ yếu là người Trung Quốc.

Riêng tại Việt Nam, các ngân hàng Trung Quốc đã cung cấp khoảng 8,6 tỷ USD cho các nhà thầu nước này tiến hành xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than trên khắp Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của IEEFA chỉ ra rằng kế hoạch “xuất khẩu” công nghệ nhiệt điện than lạc hậu ra bên ngoài của Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức tại một số quốc gia, khi những nước này đang nhận ra rằng quốc gia của họ ngày càng bị lún sâu vào nợ trong khi người dân trong nước cũng đang nhận rõ những vấn nạn môi trường mà các dự án Trung Quốc mang lại.

Nhiều khả năng các thỏa thuận đó có thể không được thực hiện hoặc bị hủy bỏ trong tương lai như cách mà Pakistan mới đây vừa mới tuyên bố dừng triển khai nhà máy nhiệt điện Rahim Yar Khan tại hành lan kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).

Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) là cơ quan nghiên cứu quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên tiến hành nghiên cứu và phân tích toàn cầu về các vấn đề tài chính và kinh tế liên quan đến năng lượng và môi trường.

Tôn chỉ hoạt động của IEEFA là nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng đa dạng, bền vững và hiệu quả, ngăn chặn các hành động gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường.

Chân Hồ

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

34 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago