Trung Quốc mất hàng triệu việc làm thuộc lĩnh vực sản xuất chế tạo

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường việc làm tại Trung Quốc. Theo một báo cáo mới nhất, tính từ tháng Bảy năm ngoái đến nay, tổng số việc làm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Trung Quốc đã giảm khoảng 5 triệu, trong đó gần 2 triệu liên quan đến chiến tranh thương mại với Mỹ.

Trung Quốc mất 5 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất

Gần đây SCMP (Nam Hoa Tảo Báo) của Hồng Kông đã trích dẫn một báo cáo của ngân hàng đầu tư hàng đầu Trung Quốc CICC (China International Capital Corporation), theo đó chỉ ra rằng với sự leo thang của các cuộc xung đột thương mại Trung-Mỹ, việc làm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Trung Quốc gặp phải những thách thức lớn hơn. Tính từ tháng Bảy năm ngoái, số việc làm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Trung Quốc Đại lục đã giảm khoảng 5 triệu, chiếm 3,4% tổng số việc làm trong lĩnh vực này và 0,7% tổng số việc làm toàn Trung Quốc Đại lục.

Báo cáo cũng chỉ ra ít nhất 1,5 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc chiến thương mại trong 8 ngành sản xuất chế tạo. Trong số đó bị nặng nề nhất là ngành công nghiệp máy tính và thiết bị truyền thông, số việc làm sụt giảm đến 4,9%; kế tiếp là tỷ lệ việc làm ngành cao su và nhựa giảm 3,8%, ngành công nghiệp máy móc điện khí giảm 2,8%, ngành kim loại giảm 2,6%.

CICC là ngân hàng đầu tư liên doanh nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc Đại lục, được thành lập vào năm 1995 với thành viên chủ chốt là Ngân hàng Xây dựng của nhà nước của Trung Quốc và Ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ, mục đích chính là cung cấp dịch vụ niêm yết tài chính cho doanh nghiệp lớn của Trung Quốc Đại lục.

SCMP đưa tin, báo cáo chưa tính đến tác động của mức thuế quan trên 200 tỷ USD (Đô la Mỹ) hàng Trung Quốc mà Mỹ tung ra vào tháng Năm năm nay, do đó tình trạng thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc Đại lục chắc chắn còn nghiêm trọng hơn.

Theo dữ liệu việc làm do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào ngày 26/7 vừa qua, số lượng việc làm mới tại khu vực đô thị Trung Quốc Đại lục trong nửa đầu năm nay là 7,37 triệu; điều tra tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đô thị của Trung Quốc Đại lục vào tháng Sáu là 5,1%, thấp hơn so với mục tiêu dự kiến ​​là 5,5%.

Về vấn đề này, Đài RFA (Á châu Tự Do) chia sẻ quan điểm của nhà kinh tế học Mỹ Hà Thanh Liên (He Qingyi) rằng, dữ liệu mà giới chức nhà nước Trung Quốc Đại lục công bố rõ ràng giả tạo, sau này sẽ tự thấy xấu hổ,

Hơn 50 tập đoàn toàn cầu xem xét rút khỏi Trung Quốc Đại lục

Ngoài ra, do cuộc chiến thương mại với Mỹ, hơn 50 tập đoàn lớn tầm toàn cầu đã cho biết họ có kế hoạch (hoặc đang xem xét) rút khỏi Trung Quốc Đại lục.

Hồi giữa tháng Bảy, tờ Nikkei của Nhật Bản đưa tin, hai gã khổng lồ HP (Hewlett-Packard) và Dell đã cân nhắc chuyển tới 30% sản lượng máy tính xách tay từ Trung Quốc Đại lục sang các nước Đông Nam Á khác; hãng Apple cũng tính toán dời khỏi Trung Quốc từ 15% đến 30% dây chuyền sản xuất điện thoại di động; hãng Nintendo sẽ chuyển sang Việt Nam một phần dây chuyền sản xuất dụng cụ giải trí Switch.

Ngoài hàng điện tử, các nhà sản xuất giày thể thao như ASICS, Brooks, công ty sản xuất công nghiệp hóa chất nặng của Nhật Bản Komatsu cũng chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ sang Đông Nam Á, Mỹ hoặc Nhật Bản.

Ngoài ra một số hãng  điện tử của Đài Loan như Foxconn, Compal, Pegatron cũng đã cân nhắc rút khỏi Trung Quốc Đại lục.

Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, tổng khối lượng xuất nhập khẩu của ngành sản xuất thông tin điện tử Trung Quốc có thể đạt 1,35 nghìn tỷ USD (đô la Mỹ) mỗi năm, chiếm khoảng 11% GDP và số việc làm vào khoảng 10 triệu. Nếu các tập đoàn lớn về công nghệ nước ngoài này thoái vốn sẽ gây tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Hiện nay Bắc Kinh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để giúp các công ty nước ngoài này thuận lợi hơn, cố gắng giữ chân họ.

Gần đây tại cuộc họp báo, ông Cao Phong, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, đã lên tiếng thể hiện thiện chí rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không gây khó khắn cho bất kỳ công ty nước ngoài nào, không phân biệt đối xử với họ; Trung Quốc sẽ tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty nước ngoài, chia sẻ nhiều ưu đãi hơn cho công ty nước ngoài.

Theo dữ liệu kinh tế công bố vào ngày 15/7 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý II năm nay là 6,2%, thấp nhất kể từ năm 1992.

Đàm phán trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ khởi động lại

Hôm 24/7 Nhà Trắng đã ra tuyên bố rằng Bộ trưởng Tài chính Mnuchin và đại diện thương mại Lighthizer của Mỹ sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Thượng Hải vào ngày 30 tháng này.

Tuyên bố cho biết Trung Quốc và Mỹ sẽ quay trở lại bàn đàm phán để thảo luận về các chủ đề như quyền sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại cũng như biện pháp thực hiện các thỏa thuận tiếp theo.

Mới đây, sau cuộc gọi điện thoại trao đổi, đại diện hai bên Trung Quốc và Mỹ cũng cho biết rằng Bắc Kinh hứa sẽ mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Hoàng Hà

Xem thêm:

Hoàng Hà

Published by
Hoàng Hà

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

52 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

60 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago