Trung Quốc và Nga dần bỏ đồng đôla để tiến tới “liên minh tài chính”

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh gấp rút đẩy nhanh quá trình “phi đôla hoá” để tránh những rủi ro từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo tờ Nikkei Asia Review, Trung Quốc đang nỗ lực kết hợp với Nga thành lập “liên minh tài chính” để giảm sự phụ thuộc vào đồng đôla.

Đồng tiền ba nước Mỹ, Nga, Trung (Ảnh: Shutterstock)

Nga và Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể việc sử dụng đồng đôla trong thương mại song phương trong những năm gần đây. Nếu như vào cuối 2015, khoảng 90% giao dịch giữa hai nước được thực hiện bằng đồng đôla, thì đến năm 2019, con số này đã giảm xuống còn 51% trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ.

Trong Quý đầu năm 2020, theo dữ liệu gần đây từ Ngân hàng trung ương Trung Quốc và Cục Hải quan Nga, lần đầu tỷ trọng  giao dịch đồng đôla giữa Nga và Trung Quốc rớt xuống dưới 50%. Đồng tiền xanh chỉ được sử dụng trong 46% thanh toán giữa hai nước.

Cùng lúc, đồng euro đạt được mức cao nhất từ trước với 30%, còn đồng tiền quốc gia của hai nước chiếm 24%, cũng là một đỉnh cao mới. 

Alexey Maslov, giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện hàn lâm khoa học Nga nói với Nikkei Asian Review rằng “việc phi đôla hoá” Nga – Trung đang tiệm cận tới “khoảnh khắc bùng nổ,” có thể nâng quan hệ của họ thành một liên minh thực tế.

“Nhiều người cho rằng đây sẽ là một liên minh quân sự hoặc thương mại, nhưng hiện thời liên minh đang chuyển nhiều hơn theo hướng tài chính ngân hàng, và đó là điều có thể đảm bảo sự độc lập cho cả hai quốc gia,” ông Maslov nói.

Phi đôla hoá đã thành một ưu tiên với Nga và Trung Quốc kể từ 2014 khi hai nước bắt đầu mở rộng hợp tác kinh tế sau việc sự cố Nga “thôn tính” Crimea và đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. 

Ông Dmitry Dolgian, trưởng ban kinh tế Ngân hàng ING tại Nga cho biết bất cứ lệnh giao dịch nào hình thành trên thế giới liên quan tới đồng đôla Mỹ đều phải thông qua một ngân hàng Mỹ, có nghĩa là chính phủ Mỹ có thể yêu cầu ngân hàng đó đóng băng những giao dịch nhất định.

Quá trình này càng có thêm động lực sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế trị giá hàng trăm tỷ đôla lên hàng hoá Trung Quốc. Nhà nước và các thực thể kinh tế lớn của Trung Quốc đang cảm thấy nguy cơ rơi vào tình huống tương tự như Nga: trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt và thậm chí có khả năng bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Trung Quốc lo ngại bị gạt ra khỏi hệ thống thanh toán bằng USD

Năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trong ba năm trị giá 150 tỷ nhân dân tệ (24,5 tỷ đôla). Thỏa thuận cho phép mỗi nước được tiếp cận với đồng tiền của nước kia mà không cần mua trên thị trường ngoại hối. Thỏa thuận đã kéo dài trong ba năm tới 2017.

Một mốc quan trọng khác xuất hiện trong chuyến thăm Nga của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6 năm 2019. Moscow và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận thay thế đồng đôla bằng đồng tiền quốc gia đối với những thanh toán quốc tế giữa hai nước. Thoả thuận cũng kêu gọi hai bên phát triển các cơ chế thanh toán thay thế cho hệ thống SWIFT do Mỹ điều khiển để tiến hành giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ (NDT).

Ngoài việc trao đổi bằng tiền quốc gia, Nga đã nhanh chóng thúc đẩy dự trữ đồng NDT thay cho đôla. Vào đầu 2019, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ đã cắt giảm khoảng 101 tỷ đôla, tương đương khoảng một nửa số tài sản bằng đôla hiện có của ngân hàng này. Một trong những bên hưởng lợi lớn nhất từ động thái này là đồng NDT: tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng đồng NDT của Nga tăng vọt từ 5% lên 15% sau khi Ngân hàng Trung ương đầu tư 44 tỷ đôla vào đồng tiền Trung Quốc.

Kết quả của sự chuyển đổi này là Nga đã nắm giữ một phần tư dự trữ đồng NDT của thế giới.

Đầu năm nay, Điện Kremlin đã cho phép Quỹ Đầu tư Quốc gia đầu tư vào đồng NDT và trái phiếu nhà nước Trung Quốc.

Ông Maslov nhận định việc Nga tăng cường tích lũy đồng NDT không chỉ nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, mà Moscow muốn khuyến khích Bắc Kinh cương quyết hơn trong việc thách thức vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu của Washington.

Tuy nhiên, việc loại bỏ đồng đôla không phải điều dễ dàng. 

Ông Jeffrey Frankel, một nhà kinh tế tại Đại học Harvard, nói với Nikkei rằng đồng đôla có ba lợi thế lớn: khả năng duy trì giá trị trong tình huống lạm phát và giảm giá giới hạn; quy mô tuyệt đối của nền kinh tế nội địa Mỹ; và nước Mỹ có những thị trường tài chính sâu, linh hoạt và cởi mở. Theo ông Frankel, tới nay chưa có đồng tiền cạnh tranh nào cho thấy khả năng vượt trội hơn đồng đôla trên cả ba giá trị trên.

Tuy nhiên, ông Frankel cũng cảnh báo rằng cho dù hiện tại vị trí của đồng đôla vẫn được đảm bảo, nhưng những khoản nợ lớn và một chính sách trừng phạt quá mạnh có thể làm suy yếu quyền tối thượng của nó trong dài hạn.

“Các biện pháp trừng phạt là công cụ rất mạnh mẽ của nước Mỹ, nhưng sẽ có nguy cơ là người khác sẽ bắt đầu tìm kiếm sự thay thế nếu bạn lạm dụng chúng,” ông nói, và nhận xét Mỹ không nên nghĩ rằng đồng đôla sẽ vĩnh viễn không bao giờ bị thay đổi với tư cách là đồng tiền quốc tế số một.

Xuân Lan, theo Nikkei

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

10 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

16 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

26 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

31 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

31 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

41 phút ago