Tỷ lệ nợ công/ GDP của Việt Nam cao nhất ASEAN

Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” của UNDP đánh giá Việt Nam đang là quốc gia có tỷ trọng nợ công chiếm trong GDP cao nhất khu vực ASEAN, với tỷ lệ lên tới 63,7% GDP trong năm 2016. Đáng chú ý, vay nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ đều đang được bung hết cỡ.

Nợ công/ GDP từ thấp nhất khu vực đã nhanh chóng tăng nhanh và trở thành quốc gia có tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP cao nhất khối. (Tranh biếm họa: V.Thọ)

Báo cáo của các chuyên gia Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phân tích khá đầy đủ và chi tiết về thực trạng tài chính quốc gia, trong đó nhấn mạnh về tình hình nợ công tăng cao trong bối cảnh các nguồn thu chính phủ đang ngày càng bị sụt giảm.

Chính sự sụt giảm nguồn thu ngân sách, cùng với sự gia tăng nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ chi tiêu, đặc biệt là chi để trả lương cho cán bộ ăn lương từ ngân sách, đã góp phần gây ra tình trạng lạm chi ngân sách và giảm đầu tư công, nhất là từ Ngân sách nhà nước (NSNN), báo cáo cho hay.

Vay trong nước của Chính phủ tăng cao

Đối diện với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng nguồn thu, vay nợ của chính phủ trong giai đoạn 2010-2015, đặc biệt là vay nợ từ các nguồn trong nước, được sử dụng làm công cụ chủ yếu để trang trải cho bội chi ngân sách và ngăn ngừa một sự sụt giảm hơn nữa trong đầu tư công.

Điều đó đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về dư nợ công và dư nợ Chính phủ. Cụ thể, tỷ lệ nợ công/ GDP của Việt Nam đã tăng từ 50% GDP vào năm 2011 lên tới 63,7% GDP trong năm 2016.

Sự gia tăng này làm cho tỷ lệ nợ công/ GDP của Việt Nam – từng ở mức thấp nhất trong các năm 2000-2005, trở thành mức cao nhất khu vực ASEAN trong năm 2016.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ chính phủ/ GDP cũng gia tăng nhanh chóng, tăng từ mức 39,3% GDP năm 2011 lên đến 52,7% GDP vào năm 2016.

(Theo “Báo cáo Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” của UNDP)

Theo UNDP, diễn biến nợ công tăng cao ở Việt Nam trong thời gian qua là trái ngược với xu hướng nợ công quốc tế vẫn duy trì ổn định trong cùng kỳ. Theo đó, tỷ trọng nợ công trong nước trong tổng nguồn lực tài chính công của Việt Nam đã tăng từ 15,92% năm 2011 lên 23,49% vào năm 2015, đây là mức tương đối cao so với trung bình chung của thế giới.

Một trong những yếu tố đe dọa đến tính bền vững của nợ công ở Việt Nam được chuyên gia của UNDP chỉ ra đó là thực trạng “bảo lãnh ngầm” đối với nợ của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và chính quyền các địa phương.

Bên cạnh đó, báo cáo còn ghi nhận mức vay nợ của chính phủ từ các Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Quỹ Tích lũy để trả nợ, các quỹ “nhàn rỗi” của Kho bạc Nhà nước, v.v… đã ở mức khá cao và gần chạm đến giới hạn cho phép.

Tính đến cuối năm 2015, tổng số tiền mà Quỹ BHXH Việt Nam cho chính phủ vay nợ đã lên đến 324.000 tỷ đồng, tương đương với 90% tổng đầu tư của Quỹ; nợ tồn đọng của chính phủ đối với Kho bạc Nhà nước là 157.000 tỷ đồng, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Vay nước ngoài cũng tăng mạnh

Không những vay trong nước tăng nhanh, vay nợ nước ngoài của Chính phủ cũng tăng gần 25% từ năm 2011 đến năm 2015, do sự gia tăng vay nợ nước ngoài của các DNNN với bảo lãnh của chính phủ.

“Năm 2011, tỷ trọng vay nợ nước ngoài của các DNNN với bảo lãnh của chính phủ so với tổng vay nợ nước ngoài của chính phủ là 17,52%, và tăng lên đến 28,8% trong năm 2015”, báo cáo cho hay.

(Theo “Báo cáo Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” của UNDP)

Trong khi đó, dòng vốn ODA vào Việt Nam tiếp tục chiều hướng giảm mạnh, tỷ trọng các khoản vay được coi là ít ưu đãi hơn các nguồn tài chính chính thức khác (OOF) tính theo phần trăm GDP của Việt Nam có xu hướng gia tăng và ở mức cao hơn nhiều so với các nước ASEAN khác trong cùng thời điểm.

Cụ thể, viện trợ ODA không hoàn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1% tổng nguồn vốn ODA vào Việt Nam.

Điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam đang gia tăng vay nợ và các khoản vay đang ngày càng ít ưu đãi hơn, với chi phí lãi vay cao hơn.

Trước chiều hướng đó, Chính phủ Việt Nam đã tìm cách huy động tối đa nguồn lực, đặc biệt là các ưu đãi hấp dẫn về thuế và đất đai để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu cao về chi tiêu công và nghĩa vụ trả nợ ngày càng gia tăng.

Theo đó, quy mô dòng FDI đổ vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2007-2010 và đạt 14,5 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 3 trong khu vực chỉ sau Singapore (70,58 tỷ USD) và Indonesia (16,64 tỷ USD).

Mặc dù vậy, chuyên gia của UNDP ông Hồ Đình Bảo nhận định kết quả mang lại cho nền kinh tế của khối FDI vẫn còn chưa tương xứng với những ưu đãi về thuế và khả năng tiếp cận đất đai mà Chính phủ đã dành cho khu vực này.

Bên cạnh đó, chính sách thu hút FDI bằng mọi giá, theo ông Bảo, đã tạo nên sân chơi chưa thật sự bình đẳng cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước. Và nếu tách khu vực FDI ra thì nền kinh tế thuần túy vẫn chỉ là nhập siêu.

Theo UNDP,
Chân Hồ

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

5 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

10 giờ ago