Ủy ban thường vụ Quốc hội sắp thảo luận về Luật đặc khu

Theo dự kiến chương trình phiên họp tháng 8/2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có buổi thảo luận một số vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến dự Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Bản đồ dự án khu vực đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh). (Nguồn: dackhukinhtevandon.info)

Trước đó trong phiên họp (Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14) vào sáng ngày 11/6, hơn 85% đại biểu Quốc hội đã tán thành việc lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật Đặc khu vào kỳ họp thứ 6 diễn ra trong tháng 10/2018 tới.

Theo tài liệu tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, quyết định lùi thời hạn thông qua Luật đặc khu là để các cơ quan có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm từ chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu và nhân dân nhằm “hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng”.

Tài liệu trên cũng nêu một số vấn đề liên quan đến dự Luật đặc khu được người dân quan tâm như việc thành lập đặc khu hiện nay có lỗi thời không, lý do lựa chọn xây dựng 3 đặc khu là gì…

Trả lời cho câu hỏi trên, tài liệu dẫn ra một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục thành lập các đặc khu kinh tế.

“…như Trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế Tiền Hải (2013), Hùng An (2017) và bổ sung chính sách đặc khu kinh tế Hải Nam (tháng 5/2018). Một số nước khác như Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản… năm 2015 vẫn tiến hành các công việc trên”, tài liệu nêu rõ.

Về lý do lựa chọn xây dựng 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, thông tin từ tài liệu trên cho là 3 đặc khu này nằm trong đơn vị hành chính cấp huyện và có diện tích không lớn (chiếm 0,55% diện tích đất liền của cả nước) nhưng có vị trí kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi.

“Ba nơi này cũng có khả năng phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hoá, khách quốc tế, có khả năng thu hút các dự án áp dụng khoa học công nghệ 4.0 đầu tư quy mô lớn, có khả năng tác động lan toả đến khu vực xung quanh”, tài liệu này nêu.

Do đó, việc xây dựng các đặc khu tại Việt Nam, theo tài liệu này, là để “thí điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Trước đó, dư luận cả nước rất hoang mang trước việc dự Luật đặc khu có nội dung quy định cho thuê đất đặc khu với thời hạn lên đến 99 năm, cùng với đó là vô vàn các quy định quá ưu đãi cho nhà đầu tư tại các khu vực chiến lược.

Còn theo phân tích của tờ The Economist, có rất ít đặc khu (Special Economic Zone – SEZ) trên thế giới thành công trong đó châu Phi tràn ngập rác thải và hàng trăm dự án tại Ấn Độ bị thất bại là những ví dụ điển hình.

Thêm vào đó là các lo ngại về việc Chính phủ bị thất thu thuế, rủi ro hình thành một nhà nước ngầm tại các đặc khu… Do đó, các nhà phân tích của The Economist kết luận rằng cơn sốt dành cho “đặc khu kinh tế” ám chỉ rằng các chính phủ thường thấy chúng như một lựa chọn dễ dàng: đưa ra một thông báo, dành một diện tích đất, cung cấp các điều khoản giảm thuế… chờ đợi dòng tiền đầu tư đổ về các dự án mà bỏ qua các tác động dài hạn.

Chân Hồ

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago