Chỉ số VN-Index đã có phiên giảm sâu nhất trong 2 tuần gần đây, xuống mức 1.329,2 điểm, giảm 2,31%, tương đương mất hơn 31 điểm. Các cổ phiếu lĩnh vực ngân hàng, bất động sản (BĐS), chứng khoán bị bán mạnh.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/5, chỉ số VN-Index đã không trụ vững trước áp lực bán ra khá mạnh, hầu hết các mã cổ phiếu trên thị trường đều giảm điểm. Theo đó, chỉ số VN-Index giảm hơn 31 điểm rơi về mức 1.329,26 điểm (giảm 2,31%). Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng giảm 4,26%, tương đương mất 15,29 điểm, xuống còn 343,46 điểm.
Đáng chú ý, cổ phiếu lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, BĐS có lực bán ra tương đối lớn trên diện rộng. Cụ thể, Ngân hàng Sacombank (STB) giảm 5,2% với khối lượng giao dịch hơn 15,2 triệu cổ phiếu; Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) giảm gần 4% với khối lượng đạt gần 12,8 triệu cổ phiếu; Ngân hàng Quân đội (MBB) giảm 3,4%, khối lượng giao dịch khoảng 8,8 triệu cổ phiếu,…
Bên cạnh đó, một số ngân hàng nhà nước cũng bị bán ra mạnh như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) giảm còn 79.400 đồng/cổ phiếu, giảm 2%; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) giảm xuống mức 37.000 đồng/cổ phiếu, giảm 3,14%; Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTG) giảm 3,2%, rơi về mức giá 27.000 đồng/cổ phiếu.
Những mã vốn hóa lớn giảm điểm kéo theo chỉ số VN-Index như: VNM (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) giảm xuống mức 70.200 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 2,6%; BCM (Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp) giảm tới hơn 6,4%, xuống còn 80.500 đồng/cổ phiếu; GVR (Tập đoàn Công nghiệp Cao su) giảm gần 5%; SSI (Chứng khoán SSI) giảm gần 7%, v.v…
Đối với lĩnh vực BĐS, chỉ có 7 mã tăng giá trong tổng số 57 mã trên thị trường, 11 mã giảm sàn (DIG, DLG, DRH, HDC, HDG, NBB,…), 4 mã giữ giá tham chiếu.
Còn tất cả 20 mã cổ phiếu thuộc các công ty chứng khoán đồng loạt giảm điểm, trong đó những công ty giảm sàn như: VND, SSI, CTS, HCM, SHS,…
Sau khi mua ròng hơn 60 tỷ đồng vào phiên sáng, khối ngoại quay sang bán ròng nhiều cổ phiếu cơ bản như VCB (55,93 tỷ đồng), KBC (45,82 tỷ đồng), NVL (42,25 tỷ đồng), VIC (37,72 tỷ đồng), DXG (36,17 tỷ đồng), HPG (24,18 tỷ đồng). Mặt khác, mã NLG của Tập đoàn Nam Long ghi nhận giá trị mua ròng đạt 122,51 tỷ đồng, cao gấp 2 lần mã kế sau là VRE (51,28 tỷ đồng). Tổng giá trị mua vào của khối ngoại trên sàn HoSE đạt 1.226 tỷ đồng.
Tín hiệu tích cực trong phiên cuối tuần này là thanh khoản thị trường chạm mốc 17.000 tỷ đồng, nối mạch đi lên hai phiên liên tiếp. Dòng tiền hôm nay tập trung nhiều nhất ở hai cổ phiếu ngành thép là HPG và HSG với giá trị giao dịch lần lượt 631 tỷ đồng và 473 tỷ đồng.
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…