Categories: Kinh TếKinh doanh

World Bank ước tính Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện

Tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định việc mất điện diện rộng ở miền Bắc hồi tháng 5, tháng 6 là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam, ước tính khoảng 1,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, thực trạng nhu cầu mua sắm yếu và tổng giá trị xuất nhập khẩu giảm khiến kinh tế khó khăn trong nửa đầu năm 2023.

Ảnh minh họa: cmsc.gov.vn

Theo đó, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, miền Bắc Việt Nam thường xuyên bị mất điện. Nhiều doanh nghiệp có nhà máy tại các khu công nghiệp phía Bắc vì thế bị cắt điện trong nhiều giờ, liên tục trong tuần.

“Phí tổn kinh tế của các đợt mất điện miền Bắc vào tháng 5 và 6, khiến sản xuất bị gián đoạn, ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP”, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank, nói trong buổi họp báo sáng hôm 10/8.

Con số này được World Bank đưa ra dựa trên ước tính về nhu cầu điện chưa được đáp ứng là 36 GWh năm 2022 và khoảng 900 GWh ước tính cho tháng 5 và 6/2023 (theo Báo cáo vận hành của Trung tâm Điều độ và ước tính của chính đơn vị này).

Khảo sát của tổ chức này với các doanh nghiệp miền Bắc trong lĩnh vực công nghiệp cho thấy tổn thất về doanh thu do mất điện lên đến 10%.

Mặt khác, dựa vào ước thiếu hụt cung đến tháng 6, World Bank đánh giá, nhu cầu năng lượng không được đáp ứng cũng sẽ dẫn đến tổn thất về doanh thu cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam khoảng 75 triệu USD.

Theo World Bank, miền Bắc đang gặp vấn đề về bất cân đối nguồn cung điện. Khu vực này có nhu cầu điện tăng nhanh hơn cả nước; có tính mùa vụ, đặc biệt trong các tháng 5 đến 7.

Nguyên nhân là nguồn điện phía Bắc lệ thuộc chủ yếu vào thuỷ điện, điện than; đồng thời chậm trễ trong đầu tư sản xuất và truyền tải điện. Thiếu hệ thống truyền tải khiến miền Bắc bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn dư công suất lớn ở miền Nam (khoảng 20 GW).

Trong báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh công bố tháng 7, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá thiếu điện có khả năng xảy ra theo chu kỳ và kiến nghị Chính phủ tập trung vào các kế hoạch dài hạn.

Phía World Bank cũng đề cập đến các biện pháp trước mắt như sớm có lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong 2024, 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải; đa dạng hóa các nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực.

Ngoài ra, các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể đem lại tác động nếu thiết lập ngay hệ thống theo dõi và chỉ tiêu bắt buộc theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

1 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago