Tía tô không chỉ là loại rau thơm phổ biến trong bữa cơm của người Việt mà còn là một loại thuốc quý. Cả Đông y và Tây y đều nhận thấy những tác dụng tuyệt vời của loài cây này.
Trong y học cổ truyền, lá, cành và hạt tía tô được xem là những vị thuốc quý.
Các nhà khoa học phát hiện rằng, trong tía tô có chứa hơn 18 loại acid amin tốt cho cơ thể, vitamin E và các nguyên tố vi lượng khác nhau. Đặc biệt dầu tía tô có chứa đến 56-65% acid α-linolenic, một loại omega-3. Nó có thể chuyển hóa thành DHA và EPA cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thường xuyên uống dầu tía tô có thể tạo ra những tác dụng đáng kinh ngạc cho sức khỏe.
Dầu tía tô chiết xuất từ hạt là nguồn cung cấp acid béo không bão hòa đa như: omega-3, omega-6, omega-9. Vì cơ thể không thể tự tổng hợp được chúng.
Nghiên cứu năm 2013 nhận thấy rằng, dầu tía tô có thể giúp ngăn chặn các hóa chất gây ra phản ứng dị ứng viêm. Một nghiên cứu vào năm 2000, những người hen suyễn uống dầu tía tô và theo dõi trong 4 tuần, kết quả chức năng thông khí của phổi được cải thiện đáng kể thông qua ức chế sản xuất các hợp chất dẫn đến bệnh hen suyễn.
Các chuyên gia Mỹ đã phát hiện ra rằng việc hấp thụ dầu tía tô có thể cải thiện đáng kể hoạt động của chất chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD) trong tế bào hồng cầu, và có tác dụng đáng kể trong việc trì hoãn sự lão hóa của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo thiết yếu omega-3 cũng có hiệu quả trong điều trị viêm khớp dạng thấp và một số tình trạng viêm nhiễm khác.
Tía tô không chỉ chứa omega-3 ALA mà còn là một nguồn phong phú các hợp chất phenolic, flavanoid và anthocyanins được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Axit rosemarinic, luteolin, chrysoeriol, quercetin, catcehin và apigenin là một vài trong số các hợp chất phenolic được tìm thấy trong dầu tía tô. Những chất chống oxy hóa này cũng có thể tham gia vào quá trình phòng chống dị ứng, kháng khuẩn, tim mạch và ung thư cùng với axit béo omega-3. Hạt tía tô chứa polyphenol luteolin cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn các hợp chất phenol khác.
Từ hơn 20 năm trước, các nhà khoa học đã nhận thấy dầu tía tô có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng trên động vật. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, acid linoleic (có trong dầu tía tô) tạo ra khả năng bảo vệ khỏi ung thư đáng kể.
Dầu tía tô giảm tỷ lệ mắc ung thư vú do chất gây ung thư DMBA gây ra. Các chất acid béo xấu tạo ra nhiều prostaglandin E2 giúp tăng cường phản ứng viêm, làm giảm miễn dịch, giúp tế bào u trốn tránh miễn dịch. Prostaglandin E2 cũng thúc đẩy tăng sinh tế bào u. Điều tuyệt vời là Omega-3 có thể làm giảm việc sản xuất prostaglandin E2, đồng thời tạo ra prostaglandin E3 ức chế cạnh tranh với E2.
Người Nhật nhận thấy rằng, dầu tía tô có tác dụng ức chế khối u mạnh hơn dầu đậu nành và dầu cây rum. Một nghiên cứu khác cũng nhận thấy dầu tía tô ức chế các độc tố của vi khuẩn E.Coli một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại gánh nặng bệnh tật rất lớn cho xã hội. Acid α-linolenic – một loại omega -3, có thể làm giảm tới 70% nguy cơ đau tim.
Trong tế bào, omega-3 được chuyển hóa thành các chất ngăn ngừa đông máu bất thường, giảm viêm, giãn mạch và cải thiện các thông số thông khí.
Axit béo Omega-3 (ALA), thông qua con đường trao đổi chất của cơ thể, có thể được chuyển đổi thành EPA và DHA với tỷ lệ khoảng 7–10%. Nghiên cứu đã chứng minh rằng khi sử dụng dầu tía tô giàu omega-3 thay vì dầu đậu nành, các đối tượng sẽ tăng nồng độ omega-3 trong máu, điều này có thể dẫn đến việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và giảm đông máu.
Omega-3 có tác dụng bảo vệ thần kinh trong bệnh Parkinson, thể hiện tác dụng bảo vệ (giống như đối với bệnh Alzheimer). Liều cao omega-3 được cung cấp cho nhóm thí nghiệm đã ngăn chặn hoàn toàn sự giảm dopamine gây ra bởi chất độc thần kinh thường xảy ra. Vì Parkinson là một căn bệnh gây ra bởi sự gián đoạn của hệ thống dopamine.
Axit béo Omega-3 (ALA) chuyển hóa thành DHA giúp thúc đẩy các tiếp nối của các tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ.
Dầu tía tô thích hợp cho bà bầu, chỉ cần bổ sung đủ axit alpha-linolenic, thì tế bào thần kinh của thai nhi mới phát triển với số lượng lớn và hoạt động mạnh mẽ, tế bào thần kinh đệm của thai nhi có thể dài ra tốt. Nếu người mẹ hấp thụ không đủ axit alpha-linolenic, sẽ xảy ra các triệu chứng chính sau:
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên thảo luận về việc sử dụng dầu tía tô với chuyên gia y tế.
Từ xưa, người Việt đã biết dùng lá tía tô giã nát đắp vào các vết dị ứng như nổi mề đay do thời tiết, do côn trùng.
Giáo sư Okuyama, Nhật Bản đã chứng minh rằng, dầu tía tô làm giảm đáng kể các chất hóa học trung gian gây viêm như leukotrienes, PAF, từ đó ức chế các phản ứng dị ứng.
Lưu ý với dầu tía tô
Dùng dầu tía tô để nấu ăn hoặc dùng tía tô như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày là cách tốt nhất để bổ sung các acid béo lành mạnh cho cơ thể.
Ẩm thực Hàn Quốc sử dụng dầu tía tô để xào rau, làm salad, mang đến hương vị rất riêng cho món ăn. Người Việt thường dùng cháo tía tô để giải cảm hoặc làm các đồ uống như nước tía tô chanh sả, nước gừng tía tô chanh mật ong…
Xin lưu ý, Omega-3 dễ bị oxy hóa, vì vậy dầu tía tô thường được ép lạnh và đóng trong chai nhỏ sẫm màu, sau khi mở nắp nên để vào tủ lạnh và dùng hết càng sớm càng tốt. Hạn sử dụng của dầu tía tô rất ngắn, nếu ăn phải acid oleic bị oxy hóa sẽ không tốt cho cơ thể.
Dầu hạt tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần thận trọng khi sử dụng do có thể có tác dụng chống đông máu và có khả năng gây độc cho phổi.
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…