Giá trị chữa bệnh từ cây ngô và những kiêng kỵ khi dùng

Ngô thuộc loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới, lại có giá trị y học cao. Trong dân gian cũng như khoa học hiện đại đã chứng minh các bộ phận của cây ngô đều có thể làm thuốc chữa bệnh, trong đó đặc biệt phổ biến là trị viêm thận và cao huyết áp.

Râu ngô vị ngọt nhẹ, hơi ấm, có thể điều trị cao huyết áp và phù nề do viêm thận (Ảnh: Shutterstock)

Ngô tên khoa học là Zea mays, còn gọi là bắp hay bẹ. Ngô có nguồn gốc từ Nam Mỹ, vào năm 1492 Columbus phát hiện ra ngô ở Cuba và đưa về Tây Ban Nha vào năm 1494, sau đó dần lan rộng khắp thế giới. Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, ban đầu ngô được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. “Ngô” trong “lúa ngô” là chỉ Trung Quốc, vì trước đây người Việt từng gọi người Trung Quốc là “người Ngô”. Một số tài liệu (như sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn) cho rằng Trần Thế Vinh (1634–1701) là người đã đem giống lúa ngô từ Trung Quốc về Việt Nam trong chuyến đi sứ nhà Thanh.

Thành phần dinh dưỡng của ngô

Theo xác định, mỗi 100 gram (g) ngô có chứa 8,5g protein, 4,3g chất béo, 72,2g carbohydrate, 22mg canxi, 210mg phốt pho, 1,6mg sắt; ngoài ra còn có carotene, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin PP; lượng chất béo trong phôi ngô chiếm khoảng 52%, trong cây lương thực chỉ đứng sau đậu tương.

Theo nghiên cứu, ngô được thiếu một số axit amin quan trọng như tryptophan, lysine; còn cây họ đậu, gạo, bột mì có hàm lượng axit amin quan trọng cao hơn, có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của ngô. Vì vậy, trộn ngô với đậu, gạo, bột mì, sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng cho ngô.

Công dụng của ngô

1. Ngô vàng giàu vitamin A

Có hai loại ngô vàng và trắng, loại màu vàng có lượng carotene (là tiền chất của vitamin A) rất cao.

Dinh dưỡng học hiện đại nghiên cứu phát hiện, thiếu vitamin A kéo dài dễ bị bệnh về mắt, có thể bị kết mạc và giác mạc, làm khô mắt, sau gây viêm, thậm chí gây chảy máu mắt, tồi tệ hơn là gây bệnh quáng gà. Vì vitamin A chính là chất chống khô mắt, chức năng của vitamin A cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa. Hệ biểu mô trong các cơ quan cơ thể chẳng hạn như giác mạc, kết mạc, miêm mạc mũi, miệng, màng yết hầu, đường tiêu hóa, đường thở, ống mật, bàng quang, niệu đạo, ống dẫn tinh, ống dẫn trứng, tử cung đều không thể thiếu vitamin A, nếu không sẽ bị biến tính sừng hóa. Niêm mạc cũng là một trong những cơ quan biểu mô, dễ bị khô và gây đau mắt; nếu biểu mô đường hô hấp bị khô gây thoái hóa sẽ dễ bị cảm mạo và ho; biểu mô thận, bàng quang, niệu đạo bị sừng hóa sẽ dễ bị sỏi thận, kết sỏi bàng quang; biểu mô ống mật bị khô sẽ dễ bị sỏi mật. Trong khi ngô vàng chứa rất nhiều carotene và vitamin A, vì vậy có thể dùng điều trị các triệu chứng do thiếu vitamin A.

2. Ngô thường sử dụng trị phù nề và trị tăng huyết áp

Râu ngô là phần thường được sử dụng làm thuốc nhất trong toàn bộ cây ngô. Râu ngô vị ngọt nhẹ, tính ấm, có tác dụng lợi tiểu, cầm máu, lợi mật, hạ huyết áp, vì thế giúp trị phù thũng do thận hư yếu, trị cao huyết áp, tiểu đường, viêm túi mật, viêm gan. Trên lâm sàng, việc sử dụng râu ngô để điều trị phù nề và cao huyết áp do viêm thận có hiệu quả rất rõ ràng, ổn định mà không tốn kém, là cách chữa đáng để phổ biến rộng rãi.

Râu ngô vị ngọt nhẹ, hơi ấm, có thể điều trị cao huyết áp và phù nề do viêm thận (Ảnh: Shutterstock)

3. Dầu ngô hạ mỡ máu, lý tưởng cho bệnh tim mạch vành

Dầu ngô chiết xuất từ bắp ngô, có thể dùng đều đặn trong thời gian dài vào mục đích trị bệnh khỏe người: giúp hạ cholesterol trong máu và làm mềm các động mạch; là liệu pháp lý tưởng cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, béo phì; dầu ngô giàu dinh hưỡng, giúp giảm chất béo trong máu, mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe rất tốt.

4. Rễ ngô là thuốc dân gian trị sỏi niệu

Người quá thiếu vitamin A có thể dẫn đến sỏi niệu. Y học dân gian điều trị bệnh này bằng cách sử dụng rễ hoặc lá ngô nấu nước uống thường xuyên. Nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh ngô có thể chữa sỏi niệu, sỏi thận và sỏi mật. Nhiều người nấu rễ hoặc lá ngô kết hợp kim tiền thảo trị kết sỏi hiệu quả rõ chỉ trong khoảng một tháng.

Một số cách chế biến ngô trị bệnh

  1. Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: 30g râu ngô, 30g nhân trần, 20g bồ công anh, rửa sạch cho vào nồi, thêm nước vừa phải và sắc lấy nước cốt, dùng một lần/ngày.
  2. Bệnh tiểu đường: 30g râu ngô, sắc lấy bát nước, chia uống 2 lần/ngày, uống trong 10 ngày sẽ thấy có hiệu quả, có thể dùng thời gian dài.
  3. Viêm thận mãn tính, phù nề và khó tiểu tiện: 30g ngô, 15g râu ngô, thêm nước và sắc uống thay trà.
  4. Bệnh kết hạch phổi (lao phổi): 60g râu ngô, thêm lượng đường phèn, nấu nước uống.
  5. Tiểu có máu: Râu ngô phối hợp với hoa tề thái, rễ cỏ tranh, mỗi loại 30g, nấu nước uống.
  6. Đổ mồ hôi trộm: Tim trong thân cây ngô (màu trắng mềm, số lượng không giới hạn), thêm vừa nước, sắc nước đặc uống.
  7. Bệnh lậu tiểu rắt, buốt: 90g rễ ngô hoặc tim cây ngô, rửa sạch, thêm vừa nước, nấu nước uống như trà.

Ngô non và ngô già

Ngô non luộc ăn có vị tươi ngon đặc biệt dễ ăn, còn ngô già có thể say làm bột nấu cháo. Bột ngô giàu chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa, có thể dùng làm bánh ngô, khi hấp có hương thơm ngon, thúc đẩy thèm ăn. Ngoài ra, hạt ngô già có thể chiên lửa bung ra, giống như bỏng ngô, có vị thơm giòn và ngon.

Bốn điều cấm kỵ cần chú ý

Ngô không thích hợp dùng thường xuyên lâu dài như thực phẩm chính lúa gạo (Ảnh: Shutterstock)
  1. Người tỳ vị yếu nên thận trọng: các chế phẩm từ ngô khá cứng, khó tiêu hóa, những người tỳ vị hư yếu hoặc chức năng tiêu hóa kém nên thận trọng.
  2. Không dùng kéo dài như lương thực chính: vitamin PP trong ngô là dạng kết hợp, phương pháp dùng thông thường không dễ phân giải, khiến cơ thể khó hấp thụ. Nếu không mất thêm công xử lý, dùng thực phẩm ngô lâu dài như lương thực chính dễ gây chứng chốc đầu (tức bệnh thiếu vitamin PP, thường biểu hiện như viêm da, tiêu chảy, đãng trí), nhưng khi luộc ngô cho thêm chút nước soda tự nhiên (natural soda water) có thể tránh được vấn đề này.
  3. Một số dạng bệnh tránh ăn bỏng ngô: người âm hư hỏa vượng, tiểu đường, người vào thời kỳ hội chứng tiền mãn kinh không dùng bỏng ngô, vì tăng hỏa tổn âm.
  4. Không dùng ngô biến chất: Ngô bị ẩm mốc biến chất sinh aflatoxin, có thể gây ung thư.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

7 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

16 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

21 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

43 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago