Giải pháp thông minh để kéo lưỡi của trẻ mắc kẹt trong chai

Mới đây, một bé trai 7 tuổi người Đức đã bị kẹt lưỡi trong chai nước trái cây khi cố mút lấy những giọt nước ép cuối cùng. Bất lực trong việc kéo chiếc chai ra, mẹ của bé sau đó đã đưa cậu đến bệnh viện nhi Auf der Bult ở Hannover (Đức) vào hôm 31/10 vừa qua để cấp cứu. Thông thường, trong những tình huống kiểu như vậy, các bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân và cắt bỏ chai để lấy lưỡi ra.

Tình trạng của cậu bé khi nhập viện. (Ảnh: The European Journal of Anaesthesiology)

Tuy nhiên, bác sĩ Christoph Eich thuộc khoa gây mê của bệnh viện nhi Auf der Bult, lại đưa ra một ý tưởng khác để xử lý tình trạng này: “Phương pháp tăng áp suất đã được chứng minh là một kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và an toàn để giải phóng lưỡi bị mắc kẹt trong chai”, Eich cho biết trong một tuyên bố. Vụ việc này đã được đăng tải trên tạp chí The European Journal of Anaesthesiology.

Ban đầu, các bác sĩ đã cố gắng nhét một ống thông mỏng giữa lưỡi và cái chai để giảm bớt áp lực do không khí bị bít kín trong chai, nhưng không có tác dụng. May thay, Eich sau đó đã nhớ ra biện pháp bơm không khí vào chai mà mình đã làm trước kia. Khi còn là bác sĩ gây mê thực tập, ông đã mở nút chai rượu vang thành công bằng cách sử dụng kim tiêm ống bơm mà không cần đến đồ khui.

Eich và nhóm của mình đã tạo một thiết bị bơm không khí bao gồm ống thông mỏng gắn vào ống dẻo và một ống tiêm rỗng có dung tích 20ml. Sau vài lần bơm khí, lưỡi của cậu bé cuối cùng đã được giải thoát.

Đây cũng chính là phương pháp bơm khí vào chai được dùng để lấy nút chai rượu vang, như video dưới đây:

Do bị mắc kẹt trong chai nhiều ngày, lưỡi có dấu hiệu sưng, tím tái vì tổn thương mao mạch. Bé trai được uống thuốc giảm sưng và xuất viện 24 giờ sau đó. Theo các bác sĩ, lưỡi của cậu bé sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần.

Do tổn thương mao mạch nên lưỡi cậu bé bị sưng và tím tái. (Ảnh: The European Journal of Anaesthesiology)

Các bác sĩ cho biết, trường hợp mắc kẹt lưỡi trong chai rất hiếm nhưng dễ xảy ra với trẻ em. Trong tình huống này, tốt nhất là không nên tự xử lý mà phải đến ngay bệnh viện để điều trị bởi việc mắc kẹt sẽ dẫn đến nguy cơ phù và tổn thương mao mạch ở lưỡi. Sự việc này cảnh báo các phụ huynh nên chú ý tới con của mình hơn nữa trong lúc ăn uống và vui chơi.

Theo Popular Mechanics, Livescience
Phan Anh tổng hợp

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

TMĐT quý III: Bất ngờ với sự trỗi dậy của Tiki

Quý III/2024 chứng kiến sự trỗi dậy bất ngờ của sàn thương mại điện tử…

52 phút ago

Tổng công tố Ukraine từ chức khi dân chúng bức xúc vụ bê bối trốn lính

Thiếu lính, bê bối khâu tuyển quân, nạn làm giàu nhờ chiến tranh, TT Zelensky…

2 giờ ago

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

4 giờ ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

7 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

7 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

8 giờ ago