Viện Y khoa Li Ka Shing – Đại học Hồng phát hiện chiết xuất cây cỏ máu (kê huyết đằng) bám dính vào niêm mạc đường hô hấp trong thời gian dài sẽ trực tiếp ngăn chặn sự kết hợp của COVID-19 (SARS-CoV-2) và các thụ thể màng tế bào, đồng thời tiêu diệt virus.
Viện Y khoa Li Ka Shing – Đại học Hồng Kông kết hợp với Viên nghiên cứu AIDS cùng Khoa Vi sinh Viện Khoa Y học Lâm sàng và Phòng thí nghiệm Trọng điểm Hồng Kông về Bệnh Truyền nhiễm mới nổi, đã phát hiện chiết xuất cây cỏ máu (Spatholobus Suberectus Dunn – SSD) có hoạt tính kháng các loại virus như SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2 (COVID-19), cúm và HIV-1. Quan trọng hơn, nghiên cứu phát hiện SSD có thể ức chế các biến thể của COVID-19. Do SSD có thể được chiết xuất với chi phí thấp và được kiểm soát chất lượng, đồng thời không có độc tính nào được tìm thấy trong các nghiên cứu trên động vật, nên SSD có tiềm năng được phát triển như một loại thuốc để phòng chống COVID-19. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất của cây cỏ máu có khả năng ức chế đối với SARS-CoV-1, SARS-CoV-2 (COVID-19), virus cúm H5N1 và virus HIV-1 AIDS, đồng thời cũng có tác dụng ức chế mạnh đối với các chủng đột biến của SARS-CoV-2. Thành phần hoạt chất của cây cỏ máu có thể bám dính lâu dài trên niêm mạc đường hô hấp, ngăn chặn các thụ thể ACE2 trên tế bào cơ thể, qua đó ngăn chặn sự gắn kết của virus với các thụ thể trên màng tế bào, ngăn chặn sự xâm nhập của virus và có thể tiêu diệt virus.
Nghiên cứu cũng cho thấy khi dùng chiết xuất cây cỏ máu tiếp xúc đường mũi họng động vật giúp giảm đáng kể lượng virus Omicron BA.2 tấn công cơ thể động vật thí nghiệm. Do chiết xuất của cây cỏ máu đã được sản xuất thông qua kiểm định GMP và chi phí sản xuất thấp nên có tiềm năng được phát triển như một loại thuốc để phòng ngừa COVID-19 xâm nhập mũi họng. Nghiên cứu liên quan đã xin bằng sáng chế quốc tế, trong đó chiết xuất thuốc đã được cấp bằng sáng chế của châu Âu.
Theo Đài Truyền hình Hồng Kông, một trong những thành viên của nhóm phụ trách nghiên cứu là giáo sư Chen Jianping (Trần Kiến Bình) của Đại học Hồng Kông cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cây cỏ máu trong hơn 20 năm và chiết xuất của nó có tiềm năng được sử dụng để phòng chống SARS-CoV-2, có thể được sử dụng để chống lại đại dịch COVID-19. Hiện trên thế giới cũng chỉ có vài loại thuốc phòng ngừa COVID-19, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng loại thuốc truyền thống của Trung Quốc này trong tương lai có thể được phát triển thành chế phẩm mới phòng chống đại dịch này.”
Nhóm nghiên cứu phát hiện trên thí nghiệm chuột bạch rằng phương pháp dùng đường mũi họng có thể làm giảm đáng kể tải lượng virus Omicron BA.2, đồng thời cũng có tác dụng ức chế đối với các loại biến thể COVID-19 khác như Omicron BA.4 hoặc 5.
Giáo sư Chen Jianping cho biết bản thân cây cỏ máu không độc, thích hợp sử dụng cho mọi người bất kể giới tính hay tuổi tác, ngoài ra không gây đối kháng khi dùng chung với thuốc Tây. Đối với việc thời gian hiệu quả khi xịt có thể kéo dài bao lâu, nhóm nghiên cứu chưa tiến hành nghiên cứu liên quan, nhưng khuyến nghị có thể xịt 3 lần mỗi ngày.
Nghiên cứu khuyến nghị mọi người không tự sắc cây cỏ máu dùng, bởi vì thuốc xịt chủ yếu nhắm vào mũi họng và khoang miệng chứ không phải để uống, do yêu cầu vấn đề nồng độ và thời gian lưu trú cần thiết ở bộ phận liên quan để ức chế và diệt virus.
Mỹ là quốc gia có số người nhiễm COVID-19 nhiều nhất với khoảng 95 triệu người từng bị nhiễm bệnh ít nhất một lần, dù vậy vẫn còn những người chưa từng bị nhiễm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, về vấn đề này mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời tuyệt đối nhưng họ chỉ ra rằng những người này không phải may mắn mà có khả năng họ có loại tế bào trong niêm mạc khí quản gây chuẩn đoán không thể chính xác.
Ví dụ trường hợp cư dân Pennsylvania là Andrew Bangent và vợ của ông cho đến nay chưa từng bị nhiễm COVID-19, mặc dù không biết nguyên nhân tại sao nhưng họ cảm thấy khá may mắn. Những người như họ được ví là “siêu nhân trốn COVID-19” (COVID-19 superdodgers). Về vấn đề này, các nhà khoa học có chỉ ra một mấu chốt khác.
Sau khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới, các nhà khoa học từ nhiều nước đã thành lập “Covid Human Genetic Effort” để nghiên cứu về COVID-19. Điều được họ quan tâm là nhiều người đã tiếp xúc lâu dài với môi trường có nguy cơ cao bị COVID-19 nhưng chưa bao giờ bị nhiễm, vì vậy họ tập trung tìm kiếm những người như vậy trên toàn cầu để nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Mala Maini tại Đại học College London đã kiểm tra các nhân viên y tế tiếp xúc với mầm bệnh nhưng không bị nhiễm, qua đó đối chiếu với mẫu máu đông lạnh khác thu thập trước thời đại dịch COVID-19. Mặc dù chỉ có 10 đối tượng trong nghiên cứu nhưng phát hiện 6 người có tế bào T phản ứng chéo trong khí quản. Khi nghiên cứu một loại vắc-xin mới, nhóm của giáo sư Mala Maini chỉ ra những tế bào T này có thể tạo ra khả năng miễn dịch chống lại COVID-19 và nhiều loại virus corona khác.
Họ cho biết các loại vắc-xin hiện tại đều được phát triển nhắm vào protein gai (spike protein) dạng đột biến. Loại vắc-xin được phát triển từ tế bào T có thể khiến cổ họng và khoang mũi của người dùng tràn ngập tế bào này, so với các loại vắc-xin trên thị trường hiện nay thì có hiệu quả hơn trong ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Trường hợp lý tưởng nhất còn có thể ngăn ngừa lây truyền từ động vật sang người. Đến nay, giới khoa học đã phân tích thấy rằng những người mang gen “HLA-B * 15: 01” nếu bị nhiễm COVID-19 thì họ đều không có triệu chứng.
Nhà Trắng cho biết nhóm chuyển giao quyền lực Trump-Vance vẫn chưa ký các văn…
Nguyên Giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Trung tâm Công nghệ thông tin tài…
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Shin Won-sik, tuyên bố rằng Nga…
Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra phán quyết ban hành lệnh bắt…
Tài xế xe 16 chỗ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vượt ẩu, gây…
Ông Trình Bội Minh, người Trung Quốc đầu tiên sống sót sau nạn thu hoạch…