Không nấu chín các loại rau củ này sẽ có độc gây hại cho cơ thể

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như măng, sắn, mộc nhĩ, đậu cô ve… đều có lợi cho sức khỏe, nhưng sẽ biến thành có hại nếu không được nấu chín kỹ.

1. Củ sắn

Trong sắn có nhiều carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, có kali và chất xơ ngăn ngừa táo bón và có cả chất chống lão hóa. Bạn có thể làm bột bánh, chế rượu từ củ sắn vì hàm lượng tinh bột trong chúng rất cao. Tuy nhiên, sắn sống chứa một hàm lượng acid cyanhydric nhất định, viết tắt là HCN. Đây là loại acid sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở… nếu nặng sẽ gây đến tình trạng tử vong.

(Ảnh: Shutterstock)

Khi chế biến củ sắn, bạn hãy ngâm trong nước sạch càng lâu càng tốt, rồi rửa sạch nhiều lần. Khi luộc, cần mở nắp nồi để độc tố tan theo nước và bốc hơi đi.

2. Măng

Giống như củ sắn, trong măng cũng có HCN. Ở măng đã luộc kỹ, lượng chất này còn 2,7 mg, măng tươi ngâm chua là 2,2mg, ở nước luộc măng là 10 mg. Với liều 50-60 mg, HCN có thể gây chết người.

Những người bị ngộ độc măng sẽ có triệu chứng chóng mặt, lo lắng, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn. Ngộ độc nặng dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm, giãn đồng tử. Nạn nhân có thể suy hô hấp, tím tái, hôn mê, rối loạn nhĩ thất. Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân có thể tử vong.

(Ảnh: Shutterstock)

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, với măng khô, bạn nên luộc để loại bỏ chất bẩn, mốc trong quá trình bảo quản, chế biến. Để xử lý HCN trong măng tươi, bạn hãy bóc lớp vỏ ngoài, thái lát (hoặc xé thành sợi), ngâm trong nước sạch qua đêm, rửa lại nhiều lần trước khi chế biến. Hoặc bạn có thể cho vào nồi luộc 2-3 lần rồi rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ HCN.

Khi luộc măng, bạn cho thêm một nắm lá rau ngót vào cũng sẽ hỗ trợ quá trình khử độc. Măng chín thì đổ hết nước nóng đi, để măng riêng, rau ngót riêng, rửa lại với nước lạnh rồi chế biến. HCN rất dễ hòa tan trong nước và bay hơi khi đun nóng nên bạn không cần quá lo ngại khi thưởng thức món măng.

3. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Bạn không được sử dụng mộc nhĩ tươi vì nó dễ gây viêm da, ngứa, phù nề, đau nhức, ở mức độ nặng có thể khó thở do phù nề thanh quản.

Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến. Nếu bạn ngâm trong nước ấm, thêm một thìa muối thì chỉ mất 10 phút mộc nhĩ đã nở to. Lúc đó bạn vớt mộc nhĩ ra rồi rửa bằng nước sạch thêm một lần nữa.

Nếu ăn mộc nhĩ đen thì sau khi ngâm bạn phải nấu ăn luôn, hoặc có thể để tạm vào ngăn mát tủ lạnh. Không được ngâm mộc nhĩ đen qua đêm và phải ăn chín kỹ tất cả các loại mộc nhĩ.

(Ảnh: Shutterstock)

4. Đậu cô ve

Đậu cô ve chứa nhiều protein, canxi, sắt, kali, magie, ít natri tốt cho sức khỏe. Những người bị bệnh tim, thận, cao huyết áp cần phải ăn uống ít natri thì nên thêm đậu cô ve vào chế độ dinh dưỡng. Chất xơ trong đậu cô ve còn có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu có nhu cầu giảm cân, bạn nên nhai kỹ hơn 50 lần với các thực phẩm nhiều chất xơ để kích thích nước bọt tiết ra, kết hợp với hoạt động nghiền thức ăn của răng sẽ tạo ra cảm giác no nhanh hơn. Nhưng trong đậu cô ve có chứa độc tố saponin nên bạn phải nấu thật chín. Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.

(Ảnh: Pexels)

5. Sữa đậu nành

Do trong đậu nành sống có độc tố saponin nên sữa đậu nành không được nấu chín kỹ sẽ dẫn đến ngộ độc khi sử dụng. Trong cơ thể có quá nhiều saponin có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt và nhiều triệu chứng khác. Nó cũng có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải, thậm chí nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Độc tính của saponin sẽ biến mất khi đun ở nhiệt độ cao (100°C), hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Nhiều người khi đun sữa đậu nành thấy thành nồi có nhiều bọt tưởng rằng sữa đã chín, tắt bếp khi nhiệt độ mới ở mức 80℃-90℃ thì trong sữa đậu nành sẽ chứa nhiều độc tố saponin.

(Ảnh: Unsplash)

6. Hạt đậu tằm

Hạt đậu tằm có rất nhiều chất xơ, canxi, phốt pho, natri, folate, dinh dưỡng thực vật, vitamin, đồng, kali, vitamin B6, magie, kẽm, selen và vitamin K, không chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Ăn món đậu ít nhất 2 lần một tuần sẽ bổ sung đầy đủ các yêu cầu dinh dưỡng của cơ thể bạn. Các chất có trong đậu cũng rất tốt cho việc chăm sóc da. Tuy nhiên bạn cần nấu chín kỹ các hạt đậu này trước khi ăn.

Hạt đậu tằm chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn tươi. Các triệu chứng của ngộ độc đậu tằm là thiếu máu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt.

(Ảnh: Shutterstock)

7. Khoai tây

Khoai tây mọc mầm có chứa solanine, chất gây ngộ độc, cứng lưỡi, khiến thanh quản tê liệt, gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác. Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, nấu, xào,… ở nhiệt độ cao (khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm. Nhưng tốt nhất là bạn không nên ăn khi thấy khoai đã mọc mầm.

(Ảnh: Shutterstock)

Khi mua khoai mới, bạn nên bảo quản ở nơi mát mẻ (tránh ánh nắng trực tiếp vì dễ làm khoai bị thối) nhưng không phải trong tủ lạnh, vì nhiệt độ trong đó quá thấp. Nhiệt độ lạnh sẽ phá vỡ kết cấu tinh bột và có thể biến khoai màu vàng thành màu nâu/đen.

8. Cà tím

Thành phần cà tím được xác định gồm 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Cà tím chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002, protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn, alkaloid solanin.

(Ảnh: Pixabay)

Khi ăn sống, nó có vị đắng tuy nhiên khi chế biến chín nó sẽ không đắng nữa mà sẽ rất thơm. Tuy vậy trong cà tím có chứa solanine – một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc vì thế bạn không nên uống nước ép. Khi chế biến cà tím bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

Minh Anh (T/h)

Xem thêm:

Minh Anh

Published by
Minh Anh

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

11 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

1 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

1 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago