Một nghiên cứu tiết lộ bằng chứng cho thấy sự cô đơn có mối quan hệ đáng kể với bệnh Alzheimer và các chứng rối loạn nhận thức khác.
Theo một định nghĩa trong từ điển, cô đơn là “thiếu sự đồng cảm hoặc tình bạn thân thiện”.
Một phân tích tổng hợp gần đây xem xét dữ liệu từ hơn 600.000 người cho thấy sự cô đơn làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Theo các phát hiện, những người báo cáo cảm thấy sự cô đơn dẫn đến mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 31% so với những người không cảm thấy cô đơn.
“Nó khác với việc ở một mình hoặc bị cô lập”, các nhà nghiên cứu đã viết trong nghiên cứu được công bố trên Nature Mental Health (Tập san Sức Khỏe Tâm Thần Tự Nhiên). “Mọi người sẽ cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở bên người khác nếu chất lượng hoặc số lượng các mối quan hệ xã hội của họ không đáp ứng được nhu cầu hoặc mong muốn”.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 21 nghiên cứu trước đó, trong đó 13 nghiên cứu cho thấy có “mối liên quan đáng kể” giữa sự cô đơn và nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Phân tích cho thấy về mối quan hệ cụ thể với nhiều dạng sa sút trí tuệ khác nhau, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
Trầm cảm và cô lập xã hội được xác định là nguyên nhân cơ bản gây ra sự cô đơn. Các nhà nghiên cứu viết rằng, sự cô đơn có liên quan chặt chẽ với các triệu chứng trầm cảm, làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Cảm thấy cô đơn cũng liên quan đến việc giảm tham gia các hoạt động xã hội và tương tác xã hội kém. Việc giảm tham gia xã hội làm giảm kích thích nhận thức, khiến những người bị cô đơn dễ bị suy giảm nhận thức hơn”.
Các nghiên cứu quan sát khác đã tìm thấy mối quan hệ tương tự giữa chứng sa sút trí tuệ và sự cô đơn, điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu này xem xét lại tài liệu. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên International Psychogeriatrics (Tập san Tâm thần Lão hóa Quốc tế) dựa trên 15 năm theo dõi bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ cho thấy, sự cô đơn có liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ do mọi nguyên nhân tăng gần 60%.
Kết quả không có gì đáng ngạc nhiên, Martina Luchetti, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu và là Phó giáo sư khoa học hành vi tại Đại học Y khoa Florida State, cho biết trong một thông cáo báo chí. Bà lưu ý rằng, mối quan hệ giữa sự cô đơn và chứng sa sút trí tuệ bắt đầu từ rất lâu trước khi được chẩn đoán.
“Chứng sa sút trí tuệ là một phổ, với những thay đổi bệnh lý thần kinh bắt đầu từ nhiều thập niên trước khi khởi phát lâm sàng,” bà Luchetti cho biết. “Sự cô đơn – sự không hài lòng với các mối quan hệ xã hội – có thể ảnh hưởng đến cách bạn hoạt động về mặt nhận thức và trong cuộc sống hàng ngày”.
Sự cô đơn có liên quan chặt chẽ đến suy giảm nhận thức vì một số lý do, Mark Mayfield, Phó giáo sư tư vấn tại Đại học Colorado Christian, người không có liên quan tới nghiên cứu, nói với The Epoch Times. Những lý do này bao gồm:
Quy mô và phạm vi của nghiên cứu này – bao gồm dữ liệu từ hơn nửa triệu người – nhấn mạnh rằng, sự cô đơn không chỉ là mối quan tâm về mặt cảm xúc mà còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng kể, theo ông Mayfield.“Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học cho quan niệm rằng: sự cô đơn không chỉ là trạng thái cảm xúc mà còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng với những hậu quả đáng kể về thể chất và tinh thần, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ”, ông nói. “Nhận thức này có thể thúc đẩy cá nhân và người chăm sóc coi trọng sự cô đơn và tìm kiếm các biện pháp xử lý chủ động”.
Tác giả Huey Freeman, Theo The Epoch Times
Khánh Ngọc biên dịch.
Xem thêm:
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, cựu Tổng thống Donald Trump không loại trừ…
Dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, TS. Nguyễn Trọng Khoa cho…
Thẩm phán Mariani của toàn án Quận ở tiểu bang Pennsylvania đã nhận định rằng…
Ông Joe Rogan, người dẫn chương trình podcast Joe Rogan, đã chính thức lên tiếng…
Đây là thời điểm các điểm bầu cử cuối cùng sẽ đóng cửa ở các…
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền gần…