Người như thế nào thì được gọi là tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi? Nhà tiên tri Thiệu Ung thời Tống có một bài thơ độc đáo tên là “Tiểu nhân ngâm”.
Trong nền văn hóa phương Đông, Thiệu Ung là một nhân vật kiệt xuất. Ông là một người có đạo đức cao thượng, đồng thời cũng là một bậc thầy về Dịch học và Lý học thời Bắc Tống. Theo Tống sử, rất nhiều sự việc sau khi xảy ra rồi, người ta mới nhận ra rằng Thiệu Ung đã nói về việc đó từ lâu. Cả đời Thiệu Ung đã viết rất nhiều dự ngôn và sách về phương pháp dự đoán, như “Mai hoa thi”, “Mai hoa dịch số”, “Thiết bản thần số”, “Hà lạc chân số”.
Khi nói về tiểu nhân, Thiệu Ung đã viết bài thơ “Tiểu nhân ngâm” chỉ có vẻn vẹn hai mươi chữ: “Tiểu nhân vô tiết, khí bổn trục mạt. Hỷ tư kỳ dữ, nộ tư kỳ đoạt”.
“Tiểu nhân vô tiết, khí bổn trục mạt”, câu này có ý chỉ kẻ tiểu nhân là người làm việc không có nguyên tắc và giới hạn đạo đức, còn thường bỏ công sức cho những việc không liên quan, không quan trọng. “Vô tiết” có thể hiểu là không có khí tiết hoặc tiết tháo, chính là người không có giới hạn đạo đức. “Khí bổn trục mạt” nghĩa là vứt bỏ gốc mà đi tìm ngọn, giống như có vẻ rất khôn khéo, thông minh lanh lợi, nhưng thực tế lại làm điều ngu ngốc.
“Hỷ tư kỳ dữ, nộ tư kỳ đoạt”, ý nói kẻ tiểu nhân không có nguyên tắc, lúc vui thì cho đấy, lúc giận thì đoạt đấy. Họ cũng chỉ thích nói về việc mình đã giúp đỡ hay cho người khác những gì chứ không thích nói về việc mình đã đoạt lấy đồ của người khác như thế nào. Họ chỉ say sưa nói về bản thân mình trước đây đã đối xử tốt với người khác như thế nào, đã cho đi ra sao, nhưng không hề nói đến bản thân mình trước đây đã từng ức hiếp người khác như thế nào.
Những người được gọi là tiểu nhân, từ hành vi mà nhìn thì thấy muôn hình vạn trạng, nhưng kỳ thực đều là xuất phát từ tư tâm. Những người tiểu nhân cho rằng mình khôn hơn người nhưng chính họ lại là kẻ ngốc. Bởi vì hành vi của họ thường là “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “nghĩ một đường, làm một nẻo”, và vì mục đích là vị tư nên kết quả thường là không tốt. Đặc biệt là ngày nay, rất nhiều người chỉ vì một chút lợi nhỏ mà dốc hết sức, không từ một thủ đoạn nào đi hãm hại người khác. Họ cứ luôn miệng cho rằng bản thân cũng không sai, cũng chỉ là đang muốn nắm lấy quyền lợi thiết thân, nhưng họ lại không biết rằng bản thân đang làm hại người khác và làm hại chính mình. “Thiện ác có báo” nên cuối cùng thì họ lại rơi vào kết cục buồn thảm.
Thiệu Ung là một nhà tiên tri, những bài thơ do ông sáng tác thường cũng có nhiều ẩn ý. Trong bài “Tiểu nhân ngâm”, tiêu chuẩn mà ông liệt kê ra về kẻ tiểu nhân không chỉ đơn giản là vấn đề về đạo đức, mà còn liên quan mật thiết đến tương lai của bản thân sinh mệnh. Những người tự cho rằng bản thân mình rất thông minh có lẽ cũng nên bình tâm lại và suy ngẫm về bản thân mình.
Theo ZhengJian.org
Tác giả: Tiêm Tiêm
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…