‘Viêm phổi Vũ Hán’ còn gọi là COVID-19, một loại virus corona chủng mới đang khiến nhiều người tử vong trên thế giới và bệnh nhân không có triệu chứng liên tục xuất hiện. Một người đàn ông Trung Quốc 48 tuổi từ lúc chẩn đoán cho đến lúc xuất viện không hề xuất hiện triệu chứng bất thường nào. Đối với trường hợp này, các bác sĩ đã đưa ra một số lý do giải thích.
Lư Ất Hân, một người đàn ông Vũ Hán 48 tuổi ở thành phố Thiệu Quan, Quảng Đông, được chẩn đoán mắc bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’, sau thời gian điều trị đã được xuất viện vào ngày 28/2. Ngày 21/1, ông Lư đã đến Nhạc Xương, Quảng Đông để thăm người thân và vì ông đến từ khu vực bị ảnh hưởng nên đã được được yêu cầu cách ly sau khi trở về nhà. Ngày 2/2, ông được lấy mẫu bệnh phẩm họng, ngày 5/2 cho ra kết quả xét nghiệm DNA dương tính với COVID-19. Sau đó, ông Lư được gửi đến Bệnh viện Nhân dân Số 2 Việt Bắc để cách ly. Tuy nhiên điều kỳ lạ là người đàn ông này từ lúc chẩn đoán cho đến lúc xuất viện, trên thân thể không hề có một triệu chứng bệnh bất thường nào.
Một bài báo được xuất bản trên tờ The Lancet đã từng tiến hành phân tích thống kê lâm sàng 6 người nhiễm bệnh trong một gia đình ở Thâm Quyến và phát hiện ra một đứa trẻ bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Các nhà nghiên cứu nói rằng nếu những trường hợp không có triệu chứng như vậy là phổ biến và những người này có thể truyền virus, thì việc ngăn chặn sự lây lan của nó sẽ khó khăn hơn. Vào thời điểm những năm trước, điểm mấu chốt để khống chế dịch SARS là có rất ít trường hợp không có triệu chứng.
Đối với các bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, Khưu Hải Ba, Phó giám đốc Bệnh viện Trung Đại thuộc Đại học Đông Nam và là chuyên gia về y tế cấp tính cho biết, ‘viêm phổi Vũ Hán’ là một loại virus mới được phát hiện, rất dễ dàng lây lan trong các nhóm người, nhưng điều này không có nghĩa là “tất cả mọi người sẽ bị ốm.”
Ông Khưu Hải Ba phân tích một số tình huống:
Đối với các bệnh nhân lây nhiễm không có triệu chứng, ông Tưởng Vinh Mạnh, bác sĩ Chủ nhiệm Khoa Cảm nhiễm Bệnh viện Chi nhánh Địa Đàn Bắc Kinh thuộc Đại học Y Khoa Thủ Đô cho biết: “Đối với nhiễm trùng không triệu chứng, không cần điều trị đặc biệt, nhưng cần cách ly và quan sát.”
Ngày 5/2, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Chương trình chẩn đoán và điều trị viêm phổi đối với nhiễm trùng virus corona chủng mới” (phiên bản thử nghiệm thứ năm), cho biết nguồn lây nhiễm cho đến nay chủ yếu là bệnh nhân bị ‘viêm phổi Vũ Hán’, những người bị lây nhiễm không triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm.
Tuy nhiên, Khoa nội Bệnh viện Đại học Y khoa Liên Minh Bắc Kinh giải thích điều này như sau: Ở đây đề cập đến người lây nhiễm không có triệu chứng, nhưng không phải là những người nhiễm virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ sau đó sẽ không bao giờ xuất hiện triệu chứng và trở thành những người mang virus được giấu kín đưa đi khắp nơi, mà là đang nói đến những người bị nhiễm cũng có thể lây truyền virus trong thời gian ủ bệnh trước khi triệu chứng xuất hiện.
Theo ông Lý Hưng Vượng, thành viên của nhóm chuyên gia y tế quốc gia và là chuyên gia chính của Trung tâm Nghiên cứu và Chẩn đoán Bệnh Truyền nhiễm của Bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh cho biết, xác thực đã phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, thường gặp ở các trường hợp mắc bệnh trong gia đình. Các trường hợp nhiễm bệnh này không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng như sốt, mệt mỏi và viêm phổi.
Ngày 27/1, theo báo cáo của Hà Nam, một phụ nữ ở An Dương sau khi trở về từ Vũ Hán cho đến nay không có triệu chứng nào, nhưng cả năm người thân của cô đều được chẩn đoán bị ‘viêm phổi Vũ Hán’.
Ngày 29/1, Hàng Châu báo cáo trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona mới không có triệu chứng. Sau khi đi từ Vũ Hán đến Hàng Châu để tham dự cuộc họp, bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng, không bị ho hay sốt và trông như một người khỏe mạnh. Vài ngày sau, một số đồng nghiệp có tiếp xúc với anh ta lần lượt xuất hiện triệu chứng. Những người tiếp xúc với “bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng” đó đều không có lịch sử cư trú hoặc du lịch tại Vũ Hán.
Về vấn đề này, ông Lý Hưng Vượng giải thích rằng từ cơ chế phát bệnh mà nói, do nhiễm bệnh không có triệu chứng có mang virus nên có khả năng sẽ gây lây truyền. Tuy nhiên, nhìn từ tình hình thực tế, nếu là bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng thì bệnh là tương đối nhẹ, bệnh tình nặng nhẹ cùng với lượng virus mang trong cơ thể là nhiều hay ít là có mức độ tương quan nhất định. Nói cách khác, bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng mang ít lượng virus hơn, do đó khả năng truyền bệnh của họ là yếu hơn một chút so với những người có biểu hiện nặng.
Ông Tưởng Vinh Mãnh cũng có suy nghĩ tương tự, chẩn đoán ADN nhiễm virus của họ là dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng, vì vậy họ có khả năng sẽ lây truyền bệnh, nhưng yếu hơn.
Ngoài ra, là một loại bệnh về đường hô hấp, bệnh nhân sẽ đẩy các mầm bệnh ra, khi các triệu chứng xuất hiện mới cần phải đẩy ra. Ví dụ, bằng cách ho hoặc hắt hơi, bệnh nhân có thể tống các mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng, thông thường được cho là mặc dù là họ có khả năng truyền nhiễm nhưng rất yếu.
Mộc Lan
Xem thêm:
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…