Sức Khỏe

WHO kêu gọi ký Thỏa thuận để ứng phó đại dịch có thể gây tử vong gấp 20 lần COVID-19

Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi tất cả các nước ký “Thỏa thuận Đại dịch” trước tháng 5 năm nay để chuẩn bị đối phó làn sóng bệnh truyền nhiễm quy mô lớn tiếp theo do mầm bệnh chưa xác định gây ra – hiện tạm gọi là “Bệnh X” (Disease X), một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ tử vong của loại dịch bệnh này có thể cao hơn tới 20 lần so với COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (Ảnh minh họa: Skorzewiak/Shutterstock)

Theo Fox News ngày 17/5, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos – Thụy Sĩ, ông Tedros đã chỉ ra rằng ông hy vọng các nước có thể ký “Thỏa thuận Đại dịch” của tổ chức này vào tháng 5 để đối phó với “kẻ thù chung” là căn bệnh X.

Bệnh X là chỉ về một loại dịch bệnh quốc tế nghiêm trọng có thể do một loại virus chưa xác định gây ra, một số nhà khoa học tin rằng nó có thể gây tử vong gấp 20 lần so với COVID-19. Theo thông cáo báo chí năm 2022 của WHO, căn bệnh này vào năm 2017 đã được đưa vào danh sách mầm bệnh đang được nghiên cứu.

Ông Tedros cho biết chính COVID-19 là khởi điểm của “Bệnh X”, vì thế việc chuẩn bị tốt để ứng phó đại dịch tiếp theo là rất quan trọng, có những thứ chưa biết có thể xảy ra và vấn đề chỉ là thời gian, đại dịch COVID-19 đã giết chết rất nhiều người mà lẽ ra họ cần được điều trị cứu sống, nhưng họ thiệt mạng vì một số vấn đề như không có giường và không đủ oxy, cho nên việc ký thỏa thuận này sẽ giúp thế giới làm tốt hơn trong trận dịch tiếp theo.

Ông giải thích rằng “Thỏa thuận Đại dịch” tổng hợp tất cả kinh nghiệm, thách thức và giải pháp, thời hạn ký kết cuối cùng là tháng 5 năm nay, hiện tại các nhóm và chuyên gia độc lập đang tiếp tục nghiên cứu cách ứng phó chung và các biện pháp chuẩn bị có thể bao gồm cảnh báo sớm, phối hợp chuỗi cung ứng và thúc đẩy phát triển thuốc. Do trong đại dịch COVID-19 cho thấy nhiều nước giàu có biểu hiện kém hiệu quả, những việc cơ bản như truy tìm dấu vết tiếp xúc cũng gặp khó khăn, cần có sự quan tâm hơn những vấn đề công tác y tế ở mức cơ bản nhất…

Trước đó lãnh đạo nhiều nước đã thông báo tại cuộc họp vào tháng 3/2021 rằng họ đang thảo luận và soạn thảo một hiệp ước nhằm tăng cường năng lực quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Vào năm ngoái chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã đàm phán hiệp ước liên quan, nhưng lại bị Đảng Cộng hòa chỉ trích, động thái đó đồng nghĩa với việc trao quyền lãnh đạo cho WHO.

Cuối năm 2019, “coronavirus mới” (COVID-19) bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc, đại dịch thế kỷ này đã hoành hành suốt 4 năm, phải đến năm 2023 thế giới mới thoát khỏi tình trạng mù mịt, tuy nhiên dịch bệnh này đã làm hơn 7 triệu người thiệt mạng, trở thành một trong những đại dịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Published by

Recent Posts

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

19 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

51 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

3 giờ ago