AI sáng tạo sẽ là chiến trường chính của cuộc chiến khoa học – công nghệ Mỹ – Trung?

Vài năm qua Mỹ và Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh cuộc chiến công nghệ, trong khi Trung Quốc tìm mọi cách đánh cắp công nghệ từ phương Tây để nâng cao năng lực tự cung tự cấp, hiện Mỹ đang ngăn chặn Trung Quốc trong những công nghệ quan trọng hàng đầu như chất bán dẫn. Có nhận định trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo có thể là chiến trường tiếp theo giữa hai nước.

(Nguồn: William Potter/ Shutterstock)

Cho dù hai nước tìm cách hạ nhiệt căng thẳng song phương sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vừa qua, nhưng nhiều nhà phân tích nhận thấy căng thẳng công nghệ Mỹ – Trung Quốc sẽ kéo dài.

Trang web tài chính CNBC đưa tin hôm 23/6 rằng CEO Abishur Prakash của The Geopolitan Business, một công ty tư vấn có trụ sở tại Toronto, đã chia sẻ với CNBC qua email về cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung: “Từ các biện pháp trừng phạt đến áp lực thương mại, hiện trạng trong bất cứ phương diện nào đều không có khả năng thay đổi nhiều”.

AI được cả hai nước coi là công nghệ then chốt và có khả năng bị kéo vào cuộc chiến công nghệ này.

AI đang ở “ngã tư đường”

Dưới thời cựu Tổng thống Trump thì công nghệ cũng “tham chiến” trong cuộc chiến thương mại nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Cho đến nay, chiến lược của Mỹ tập trung vào hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các công nghệ tiên tiến, trong đó có vấn đề chip.

Nhằm kiềm hãm Trung Quốc trong công nghệ cao để phát triển sức mạnh quân sự và giám sát, cuộc chiến công nghệ leo thang vào năm ngoái khi chính quyền Tổng thống Biden đưa ra các quy tắc cắt đứt trên diện rộng nguồn cung cấp các công cụ và linh kiện chính cho Trung Quốc, động thời ngăn Trung Quốc có được chất bán dẫn quan trọng. Mỹ cũng đã có được thống nhất từ các đồng minh để thắt chặt các quy định về xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc.

Đồng thời, Mỹ đã thông qua “Đạo luật khoa học và chip” (The CHIPS and Science Act of 2022), cung cấp 52 tỷ USD quỹ để thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước (bao gồm cả chất bán dẫn), với điều kiện bổ sung là hạn chế đầu tư vào Trung Quốc.

Giờ đây, sự chú ý của chính phủ Mỹ đã chuyển sang AI sáng tạo.

CNBC đưa tin, người đứng đầu chính sách công nghệ tại công ty tư vấn Albright Stonebridge là Paul Triolo cho biết: “Washington có thể có thêm nhiều thử nghiệm nhắm vào một số loại ứng dụng nhất định do Trung Quốc phát triển, trọng tâm trong những năm tới có thể sẽ là AI sáng tạo”.

Ông nói thêm, “Chính quyền Tổng thống Biden quyết định công nghệ nào có thể vừa mang lại lợi ích cho quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, vừa cải thiện khả năng của các công ty Trung Quốc để đạt được những bước đột phá trong AI sáng tạo”.

Biện pháp để nhắm vào AI Trung Quốc

ChatGPT là tên viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer trong tiếng Anh, trong tiếng Trung hàm nghĩa là phần mềm trò chuyện dựa trên đào tạo kiểu sáng tạo.

AI cần được đào tạo trên lượng dữ liệu khổng lồ để có được hiệu quả. Còn AI sáng tạo dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn, nghĩa là được đào tạo trên một số lượng lớn ngôn ngữ để có thể hiểu và phản hồi lời nhắc của người dùng.

Việc xử lý dữ liệu này đòi hỏi sức mạnh tính toán được xử lý bởi loại chip đặc thù, chẳng hạn như chip Nvidia của Mỹ – công ty dẫn đầu thị trường về loại chip này.

Do đó một số hạn chế hiện tại của Mỹ nhằm mục đích cắt đứt Trung Quốc khỏi nguồn cung ứng chip tiên tiến từ công ty Nvidia, một động thái có thể cản trở sự phát triển AI của Trung Quốc.

Cuối năm ngoái, Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cho hai nhà sản xuất chip ngừng xuất khẩu chip AI hàng đầu sang Trung Quốc. Ba loại chip AI cao cấp bị ngừng cung ứng cho Trung Quốc gồm chip A100 và H100 của Nvidia và chip MI200 của AMD, đều là những máy xử lý đồ họa (GPU) dùng trong siêu máy tính và AI. Chip Nvidia H100 là GPU được thiết kế đặc biệt cho siêu máy tính, tập trung vào hiệu suất AI, loại chip này có 80 tỷ bóng bán dẫn (transistor) được sản xuất bằng quy trình 4nm của TSMC Đài Loan, có tốc độ tính toán nhanh gấp 7 lần so với thế hệ GPU trước và nhanh hơn 40 lần thuật toán dựa trên CPU. Còn A100 là thế hệ trước của H100.

Theo thông báo sản phẩm do nhà sản xuất linh kiện bán dẫn ADM công bố, chip MI200 là bộ tăng tốc GPU Exascale đầu tiên của AMD, có thể rút ngắn cực đại thời gian từ giả thuyết ban đầu đến khám phá, giúp các siêu máy tính và trung tâm dữ liệu giải đáp những vấn đề phức tạp của thế giới.

Ngày 2/3 năm nay, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 28 thực thể hoặc cá nhân Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, bao gồm cả Tập đoàn Inspur. Tập đoàn Inspur chiếm hơn 50% số máy chủ AI tại thị trường nội địa Trung Quốc. Việc thêm Inspur vào Danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ có nghĩa là công ty có trụ sở tại Sơn Đông này sẽ ngày càng khó tìm nguồn linh kiện chính từ các nhà cung cấp Mỹ, động thái này sẽ cản trở nghiêm trọng sự phát triển năng lực điện toán của Trung Quốc.

Theo thông tin vào tháng 2 được Inspur cung cấp cho các nhà đầu tư, Inspur là nhà cung cấp chính cho máy chủ AI của Baidu và Baidu, trong khi Baidu đang tập trung vào mô hình ChatGPT phiên bản Trung Quốc.

Ngoài các biện pháp trừng phạt, Mỹ còn đang tiến hành xem xét đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, có thể sẽ đặt ra các quy tắc cho các công ty Mỹ đầu tư vào các công ty nước ngoài.

Chuyên gia Triolo của công ty tư vấn Albright Stonebridge cho biết: “Sắc lệnh hành chính xem xét đầu tư nước ngoài sắp tới của Mỹ sẽ bao gồm các hạn chế đối với đầu tư của Mỹ vào một số công nghệ liên quan đến AI, đây sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy hướng điều chỉnh quản lý công nghệ của Mỹ trong hai năm tới”.

AI sáng tạo kiểu Trung Quốc: Cần giàu tính Đảng!

ChatGPT được phát triển bởi công ty OpenAI của Mỹ đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, gây ra cuộc cạnh tranh AI giữa các công ty công nghệ Mỹ. Những ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc cũng đã chú ý.

Vài tháng qua, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc từ Baidu đến Alibaba đã công bố kế hoạch phát triển “ChatGPT” của riêng họ, bao gồm Ernie Bot của Baidu, SenseChat của SenseTime và Tongyi Qianwen của Alibaba.

ĐCSTQ đã xem phát triển AI là ưu tiên chiến lược, theo đó các cơ quan quản lý xây dựng các quy định đối với một số khía cạnh của phát triển AI, vì vậy công nghệ AI của Trung Quốc phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt về Internet của ĐCSTQ.

Vào tháng 4, tờ Economist của Anh đã có bài viết cho biết, thật khó để tưởng tượng một công ty Trung Quốc lại tạo ra một thứ gì đó rộng rãi và giống con người (nghĩa là không thể đoán trước) như ChatGPT trong khi vẫn tuân thủ các quy định của Chính phủ Trung Quốc. Việc thực thi nghiêm ngặt các quy tắc của ĐCSTQ sẽ ngăn cản sự phát triển của AI sáng tạo ở Trung Quốc.

Bài viết đề cập thực trạng ĐCSTQ sử dụng các quy tắc tương tự để hạn chế Internet của Trung Quốc, để ĐCSTQ có thể đàn áp tất cả những phát ngôn không theo quan điểm của họ. ĐCSTQ có thể biến Internet thành mang tính Đảng, nhưng liệu có thể biến AI sáng tạo thành mang tính Đảng như vậy không?

Chuyến đi của Blinken khó mang lại thay đổi gì nhiều

Tháng trước, các nhà quản lý ĐCSTQ đã cấm các nhà vận hành “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng” mua chip từ công ty Micron của Mỹ, tuyên bố rằng các sản phẩm của Micron đã không đạt được các đánh giá về an ninh mạng.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Blinken, nhà chức trách ĐCSTQ đã cáo buộc Mỹ hạn chế ngành công nghiệp chip của Trung Quốc là “bắt nạt”. Đáp lại, Mỹ nhấn mạnh biện pháp đó là vì lợi ích an ninh quốc gia Mỹ và chỉ nhắm vào một số công nghệ nhạy cảm.

Khi ông Blinken gặp lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, ông không nói nhiều về công nghệ một cách công khai, nhưng không nghi ngờ gì họ đã thảo luận về vấn đề đó. Chuyên gia Triolo nói với CNBC rằng có thể Mỹ sẽ nêu vấn đề về công ty Micron, trong khi Trung Quốc chất vấn việc Mỹ tăng cường kiểm soát xuất khẩu.

“Bắc Kinh coi kế hoạch đó (kiểm soát xuất khẩu) với Đạo luật khoa học và chip của Mỹ là cú đấm lớn để tách ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc khỏi hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu”, ông Triolo nói.

Nhưng ông Blinken đã nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào thứ Hai tuần trước: “Như tôi đã nói, việc cung cấp cho Trung Quốc công nghệ có thể được sử dụng để chống lại chúng tôi là vấn đề không phù hợp lợi ích của chúng tôi”.

Còn CEO Prakash của The Geopolitan Business cũng cho hay: “Những gì Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn, Mỹ sẽ không thể đáp ứng, chẳng hạn như mở cửa hệ sinh thái chip cho Trung Quốc, hoặc bỏ qua kiểm soát đầu tư của Trung Quốc (ĐCSTQ) vào công nghệ Mỹ”.

Ông nói: “Cuộc chiến giành ưu thế công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sắp bước vào ‘thời kỳ hoàng kim’”.

Prakash nhận định rằng khác các điểm nóng trước đây của cuộc chiến công nghệ (chẳng hạn như 5G hay TikTok) khi cả hai bên vẫn tin rằng sự khác biệt có thể được hàn gắn, ý tưởng như vậy hiện đã chết về mặt chính trị.

Hạ Vũ

Published by
Hạ Vũ

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

8 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

27 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

33 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

43 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

47 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

48 phút ago