Ân Xá Quốc tế: 3 công ty EU bán công cụ giám sát cho cảnh sát Trung Quốc

Hôm thứ 2 (21/9), Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết một số công ty công nghệ châu Âu đã bán công nghệ giám sát kỹ thuật số cho cơ quan an ninh Trung Quốc vốn có liên quan đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Theo một báo cáo mới do tổ chức nhân quyền này công bố, ba công ty đặt tại Pháp, Thụy Điển và Hà Lan đã bán những hệ thống giám sát kỹ thuật số như công nghệ nhận diện khuôn mặt và camera mạng cho các cơ quan đóng vai trò chính trong bộ máy giám sát quy mô lớn của chế độ cộng sản Trung Quốc.

‘Ngoài tầm kiểm soát’

Ông Merel Koning, quan chức cấp cao về công nghệ và nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết: “Ngành công nghiệp giám sát sinh trắc học của châu Âu đang nằm ngoài tầm kiểm soát.”

“Những tiết lộ của chúng tôi về việc bán hàng cho cơ quan an ninh Trung Quốc chỉ là phần nổi của tảng băng trong ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ euro đang phát triển mạnh mẽ … [hiện] có rất ít các biện pháp để chống lại việc lạm dụng những sản phẩm này.”

Ông Koning nói: “Các công ty EU đang thu lợi từ việc bán công nghệ giám sát kỹ thuật số cho các tổ chức có liên quan đến vi phạm nhân quyền khủng khiếp. Các công ty này lẽ ra phải biết rõ việc bán sản phẩm cho các cơ quan chức năng của Trung Quốc có rủi ro rất lớn nhưng họ dường như không có biện pháp nào để ngăn chặn những kẻ vi phạm nhân quyền sử dụng và nghiên cứu sản phẩm của họ.”

‘Những câu hỏi nghiêm túc cần được trả lời’

Theo báo cáo, việc bán các hệ thống giám sát kỹ thuật số hiện không bị liên minh châu Âu hạn chế, bất chấp nó có thể gây ra rủi ro cho quyền riêng tư và các quyền tự do khác tại các quốc gia không có những biện pháp bảo vệ thích hợp.

Báo cáo cho biết: “Các công nghệ này hiện có thể xuất khẩu tự do cho mọi người mua trên toàn cầu. Cơ chế quy định xuất khẩu của EU cần được sửa đổi và việc này cần phải làm càng nhanh càng tốt.” 

Tổ chức Ân xá Quốc kêu gọi phải xem công nghệ này như một loại hàng hóa lưỡng dụng cho cả dân sự và quân sự, nghĩa là các đơn hàng xuất khẩu có thể bị ngăn chặn nếu bị đánh giá là gây ra mối đe dọa đáng kể đối với nhân quyền.

Ông Koning nói: “Các chính phủ EU cần phải đối mặt với trách nhiệm của mình và phải có biện pháp đưa ngành công nghiệp chưa được kiểm soát này vào khuôn phép. Cho đến khi EU làm điều đó, họ cần phải trả lời cho những câu hỏi nghiêm túc về vai trò của mình đối với hành vi vi phạm nhân quyền do chính phủ Trung Quốc gây ra.”

Các cáo buộc bị phủ nhận

Báo cáo của Tổ chức Ân Xá Quốc tế đã xác định ba công ty EU cung cấp thiết bị giám sát cho cảnh sát Trung Quốc:

Công ty đa quốc gia của Pháp Morpho thuộc tập đoàn IDEMIA đã giành được một hợp đồng cung cấp thiết bị nhận dạng khuôn mặt trực tiếp cho Cục An ninh Công cộng Thượng Hải vào năm 2015.

IDEMIA cho biết việc bán hàng có liên quan đến một hệ thống cũ dùng để nhận dạng khuôn mặt trên các đoạn phim ghi lại, chứ không phải giám sát trực tiếp. Tập đoàn nói rằng họ “đã và đang không bán các công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho Trung Quốc.”

Axis Communications, một công ty Thụy Điển, được cho là đã cung cấp công nghệ của mình cho bộ máy an ninh công cộng Trung Quốc và đã nhiều lần được liệt kê là “thương hiệu được đề xuất” trong các tài liệu mời thầu các thiết bị giám sát của nhà nước Trung Quốc từ năm 2012 đến 2019.

Axis đã phát hành thông cáo nói rằng “chúng tôi hiểu các sản phẩm của chúng tôi, giống như nhiều công nghệ khác, có thể được sử dụng cho những mục đích khác ngoài dự định” và khẳng định công ty “tôn trọng nhân quyền và phản đối việc phân biệt đối xử và đàn áp dưới bất kỳ hình thức nào.” “Chúng tôi sẽ kiểm tra các khách hàng của mình một cách có hệ thống để xem họ có bị bất kỳ hạn chế pháp lý nào hay có nằm trong danh sách bị trừng phạt của quốc gia và quốc tế hay không.”

Ngoài ra, danh sách củaTổ chức Ân Xá Quốc tế còn có công ty công nghệ thông tin Noldus của Hà Lan đã cung cấp các hệ thống nhận dạng cảm xúc cho các cơ quan liên quan đến an ninh công cộng và thực thi pháp luật tại Trung Quốc.

Ông Lucas Noldus, giám đốc điều hành của Noldus, bác bỏ cáo buộc này. Ông nói rằng: “Phần mềm của chúng tôi không thể sử dụng cho việc giám sát quy mô lớn và không gây ra rủi ro cho nhân quyền.”

Alexander Zhang/ The Epoch Times

Xem thêm:

Alexander Zhang

Published by
Alexander Zhang

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

38 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

45 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago