Ảnh minh họa vũ khí hạt nhân của Pháp. (Nguồn: Shutterstock)
Pháp sẽ phối hợp vũ khí hạt nhân với một cường quốc nước ngoài lần đầu tiên theo một thỏa thuận mới với Anh. Thỏa thuận hạt nhân Pháp-Anh này được coi là một nỗ lực ngăn chặn “các mối đe dọa cực đoan” chống lại châu Âu.
Một thỏa thuận hạt nhân mới đã được ký kết giữa Anh và Pháp, được công bố trong tuần này nhân dịp Tổng thống Pháp Macron đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới London. Theo tuyên bố của cả hai chính phủ, hai quốc gia láng giềng chấp thuận rằng không một mối đe dọa hạt nhân nào đối với bên này có thể không ảnh hưởng đến bên kia, vì vậy việc phối hợp vũ khí hạt nhân sẽ giúp hai bên bảo vệ “khu vực châu Âu-Đại Tây Dương” khỏi các mối đe dọa.
Theo thỏa thuận, cả hai lực lượng răn đe hạt nhân sẽ vẫn độc lập, nhưng sẽ chịu sự điều phối chung, hiện chưa được xác định. Chính phủ Anh cho biết: “Bất kỳ đối thủ nào đe dọa lợi ích sống còn của Anh hoặc Pháp đều có thể bị đối đầu bởi sức mạnh hạt nhân của cả hai quốc gia”.
London lưu ý trong một tuyên bố rằng: “Vũ khí hạt nhân của chúng tôi tồn tại để ngăn chặn những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia và lợi ích sống còn của chúng tôi. Lực lượng hạt nhân của chúng tôi độc lập, nhưng có thể được phối hợp và đóng góp đáng kể vào an ninh chung của Liên minh, cũng như hòa bình và ổn định của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương”.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, “một Nhóm Chỉ đạo Hạt nhân Anh-Pháp sẽ được thành lập để định hướng chính trị cho công việc này”. Cơ quan này “sẽ phối hợp về chính sách, năng lực và hoạt động hạt nhân”.
Thông báo này đặc biệt đáng chú ý vì tiềm năng ảnh hưởng của nó đến học thuyết hạt nhân của Pháp. Trong khi Anh hợp tác với Hoa Kỳ về vũ khí hạt nhân, là thành viên của nhóm hạt nhân NATO và sắp tham gia sứ mệnh chia sẻ hạt nhân của NATO để mang đầu đạn hạt nhân Mỹ trên máy bay Anh, thì năng lực răn đe hạt nhân của Pháp luôn độc lập mạnh mẽ. Không giống như Anh, tất cả vũ khí hạt nhân và hệ thống phóng của Pháp đều được phát triển và chế tạo tại Pháp, mặc dù có một số hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ.
Tờ Financial Times trích dẫn lời của Giáo sư Nghiên cứu Chiến tranh tại King’s College London, Ngài Lawrence Freedman, ông này đã lưu ý về tác động của tuyên bố Anh-Pháp về vũ khí hạt nhân của Paris: “Theo như tôi biết, Pháp chưa bao giờ thừa nhận công khai rằng họ phối hợp năng lực hạt nhân với bất kỳ ai khác, vì vậy bản thân điều đó là một diễn biến khá quan trọng”. Bài báo cho biết ông Freedman đã nêu một lĩnh vực hợp tác có tác động tương đối thấp giữa Anh và Pháp có thể là phối hợp khi tàu ngầm hạt nhân của mỗi nước được đại tu, để đảm bảo rằng khoảng cách năng lực không vô tình chồng chéo.
So với Hoa Kỳ hoặc Nga, cả Pháp và Anh đều có kho vũ khí hạt nhân tuy nhỏ nhưng đáng kể. Họ là những cường quốc hạt nhân phương Tây độc lập duy nhất ở châu Âu, mặc dù một số quốc gia khác cũng sở hữu vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Anh đang trong quá trình thay thế hạm đội gồm bốn tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, bắt đầu đóng chiếc đầu tiên trong lớp tàu ngầm mới vào đầu năm nay.
Thỏa thuận hạt nhân Anh-Pháp không phải là lĩnh vực hợp tác quân sự duy nhất được công bố giữa hai nước trong tuần này. Một thỏa thuận mới giữa hai nước cũng đạt được về một sứ mệnh hòa bình tiềm năng cho Ukraine sau chiến tranh. Tờ Daily Telegraph đưa tin Anh và Pháp sẽ hợp tác giám sát bầu trời Ukraine bằng không quân nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược trở lại của Nga trong tương lai, nhưng chiếc ô hạt nhân chung sẽ không mở rộng đến Ukraine, ngay cả khi quân đội hai nước Anh và Pháp được triển khai tại đây.
Truyền thông địa phương cho biết Mỹ đã thu hơn 100 tỷ USD từ thuế…
Hôm 10/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế…
Tiêu chí "chuyển đổi đáng kể" trong xác định nguồn gốc xuất xứ khiến Việt…
Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình đang tiến tới một mô hình độc tài…
Trong 5 tháng đầu năm nay, đã có 184 ngân hàng nhỏ “biến mất” ở…
Trong một chiến dịch có hơn 40 quốc gia phối hợp thực hiện nhằm trấn…