Nếu nhìn vào Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại, Tổng thống Trump và các thành viên nội các của ông không hoan nghênh chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, ít ai để ý đến các đời tổng thống trước đây, từng có nhiều chính sách ủng hộ cho Trung Quốc nhằm ‘vỗ béo’ chính quyền nước này.
Năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lui về Đài Loan, nhưng họ vẫn nhận được sự hỗ trợ quân sự từ Hoa Kỳ. Trong khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc Đại Lục từ lâu đã cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ.
Năm 1969, ông Nixon nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ và bắt đầu điều chỉnh các chính sách đối ngoại ở châu Á. Từ yêu cầu chống lại khối Liên Xô, ông hy vọng sẽ phát triển quan hệ với Trung Quốc để cân bằng cán cân.
Tháng 7/1971, Ngoại trưởng Mỹ, ông Henry Kissinger đã sang thăm Trung Quốc và dọn đường cho Tổng thống Nixon sang Trung Quốc vào năm 1972. Ông Nixon tuyên bố rằng chuyến thăm Trung Quốc sẽ “thay đổi thế giới”. Tuy nhiên trên thực tế, chuyến đi phá băng này đã gieo mầm ác mộng cho tương lai của nước Mỹ.
Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và liên tục cải thiện quan hệ. Vào ngày 7/7/1979, Tổng thống Carter và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận quan hệ thương mại đầu tiên giữa Hoa Kỳ -Trung Quốc, hứa hẹn sẽ dành nguyên tắc đối xử ‘tối huệ quốc’ (MFN – quốc gia được ưu ái nhất) trao cho ĐCSTQ.
Nguyên tắc MFN cho thương mại là gì? Nói một cách đơn giản, đó là một quan hệ đối tác không thông qua ký kết, nhưng sẽ mang lại cho ĐCSTQ những điều kiện ưu đãi đặc biệt và đánh thuế với mức thấp hơn.
Năm 1980, khi MFN có hiệu lực, Carter cũng sử dụng vị thế của Hoa Kỳ trong Ngân hàng Thế giới để giúp ĐCSTQ khôi phục vị trí là một thành viên của Ngân hàng Thế giới, khai thông kênh tài chính để ĐCSTQ hấp thụ dinh dưỡng thế giới.
Năm 1981, ĐCSTQ đã nhận được khoản vay đầu tiên từ Ngân hàng Thế giới. Kể từ đó về sau, Ngân hàng Thế giới mỗi năm đều cung cấp các khoản vay đều đặn cho ĐCSTQ.
Năm 1986, nhờ vào những nỗ lực của Hoa Kỳ và Nhật Bản, ĐCSTQ đã gia nhập Ngân hàng Phát triển Châu Á, mở thêm một kênh khác để ĐCSTQ bòn rút ‘dinh dưỡng’ của thế giới. Từ đó đến nay, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã cung cấp cho Trung Quốc khoản vay 40 tỷ đô la Mỹ.
Đêm mồng 3 rạng sáng ngày 04/06/1989, chính quyền Bắc Kinh huy động quân đội và xe tăng đàn áp đẫm máu hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn. Sự kiện này lại một lần nữa phơi bày bản chất xấu xa của ĐCSTQ.
Bước sang năm 1990, một số Nghị viên Quốc hội Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật, nêu quan điểm về thảm kịch nhân quyền do ĐCSTQ gây ra. Họ kêu gọi bãi bỏ MFN đối với Trung Quốc hoặc tạo ra các điều kiện bổ sung. Ông Bush, Tổng thống Mỹ khi đó, dưới áp lực toàn cầu trong việc trừng phạt ĐCSTQ, đã đình chỉ trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy vậy mọi thứ không đơn giản như mọi người thấy. Các tài liệu được giải mật từ Thư viện Tổng thống Bush cho thấy, sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn, Bush đã gửi đặc phái viên đến Bắc Kinh hai lần trong vòng sáu tháng, và hai lần gửi thư cho Đặng Tiểu Bình. Điều này nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nguyện ý “nắm tay” với ĐCSTQ.
Brent Scowcroft, Cố vấn An ninh Quốc gia khi đó nói rằng, Quốc hội Hoa Kỳ muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ, nhưng “Tổng thống phản đối hành động này”.
Tài liệu cho thấy Tổng thống Bush cha trong một bức thư gửi Đặng Tiểu Bình đã bày tỏ nếu ĐCSTQ tin rằng trao đổi kinh tế với phương Tây là tốt, thì ông ta sẵn sàng tiếp tục chịu áp lực từ Quốc hội Hoa Kỳ và sẽ không ngay lập tức cắt đứt hợp tác kinh tế và thương mại với Trung Quốc.
Truyền thông Pháp RFI trong một báo cáo cho biết, sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn (ngày 4/6/1989), chính quyền Bush liên tục mở cửa trở lại cho ĐCSTQ, bao gồm: tháng 7, phê chuẩn lệnh miễn trừ đặc biệt cho phép Boeing bán bốn máy bay thương mại cho Trung Quốc; tháng 10, nới lỏng lệnh trừng phạt quân sự, cho phép quan chức Trung Quốc trở về Hoa Kỳ để tiếp tục nâng cấp kế hoạch “Trân châu hòa bình” v.v. Với sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ, Chính phủ ĐCSTQ đã lật lại tình thế.
Năm 1993, nhậm chức không lâu, Tổng thống Clinton đề xuất Trung Quốc phải đáp ứng một số điều kiện nhân quyền quan trọng để có được sự tiếp tục đối xử theo nguyên tắc MFN. Tuy nhiên, dưới áp lực của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, đề xuất của Clinton đã trở thành một khẩu hiệu bị xếp lại. Ngày 26/5/1994, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố gia hạn MFN đối với Trung Quốc từ năm 1994 đến 1995.
Vào tháng 4/1999, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đến thăm Hoa Kỳ. Hai bên đã ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc gia nhập WTO.
Tháng 11/1999, tại Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Thỏa thuận này loại bỏ trở ngại lớn nhất trong việc gia nhập WTO của Trung Quốc.
Tháng 10/2000, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thay vì xem xét các hoạt động thương mại của Trung Quốc hàng năm, Hoa Kỳ đã ký Đạo luật quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc.
Ngày 11/12/2001, với sự hỗ trợ quan trọng của Hoa Kỳ, ĐCSTQ cuối cùng đã gia nhập WTO. Sau đó, Tổng thống Bush Jr đã ký một lệnh chính thức tuyên bố tình trạng quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002.
Khi mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc vừa được khôi phục vào năm 1972, khối lượng thương mại song phương chỉ là 12,88 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2018, theo thống kê chính thức từ Hoa Kỳ, tổng khối lượng giao dịch giữa hai bên đã đạt khoảng 660 tỷ USD.
Trong đó, cán cân xuất khẩu nghiêng nhiều hơn về phía Trung Quốc: năm 2018, tổng lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc là 120,1 tỷ USD, còn tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ lên tới 539,6 tỷ USD.
Sau khi gia nhập WTO, GDP của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, gấp 9 lần, dần dần phát triển thành nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất, vượt lên đứng thứ hai kinh tế thế giới.
Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Học viện Hudson, ông Michael Pillsbury, đồng thời là tác giả cuốn sách “Cuộc chạy đua 100 năm – Chiến lược bí mật của Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành một cường quốc trên thế giới” xuất bản năm 2015 (The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower).
Cuốn sách tiết lộ chi tiết về các dự án viện trợ cho Trung Quốc được các Tổng thống Mỹ trước đây phê duyệt và liệt kê năm sai lầm lớn trong hiểu biết của Hoa Kỳ về Trung Quốc (ĐCSTQ): trao đổi với Trung Quốc sẽ mang lại sự hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; trao đổi với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc bước vào con đường dân chủ; Trung Quốc là một đóa hoa dịu dàng cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và phương Tây; Trung Quốc cũng hy vọng trở nên mạnh mẽ như Hoa Kỳ; phe “diều hâu” Trung Quốc đơn độc không thể làm nên điều gì.
Michael Pillsbury đề cập, từ những năm 1980, hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đã đến các trường đại học ở Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành trao đổi toàn diện với Trung Quốc trong các lĩnh vực trên bộ, trên biển và không quân, thủy quân lục chiến và bảo vệ bờ biển.
Trong số đó, ông cũng tiết lộ, “Theo báo cáo của ‘Washington Post’, vào đầu những năm 1980, chúng tôi (Hoa Kỳ) đã chi hai tỷ đô la Mỹ, mua nhiều vũ khí thông thường như súng tiểu liên Made In China để hỗ trợ du kích Afghanistan. Vào thời điểm đó, hai tỷ đô la Mỹ là khoản tiền đầu tiên Quân đội giải phóng quân Trung Quốc (PLA) thu được từ việc bán vũ khí cho nước ngoài. “
Tháng 12/2019, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Châu Á và Thái Bình Dương, ông David Stilwell đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – Washington, trình bày chi tiết về sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho Trung Quốc trong hơn 40 năm.
Hoa Kỳ không chỉ cung cấp cho Trung Quốc quân sự, hỗ trợ tình báo, chuyển giao công nghệ, mà còn nhượng bộ thương mại, đầu tư, tài trợ hàng loạt trong nhiều lĩnh vực và trao đổi giáo dục.
Chẳng hạn, năm 1981, Quyết định an ninh quốc gia do tổng thống Reagan ban hành “đã mở đường bán công nghệ không quân, mặt đất, hải quân và tên lửa (quân sự) cho Trung Quốc“. Năm 1983, kiểm soát xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc đã được nới lỏng trở lại. Vào năm 1986, thậm chí còn giúp Trung Quốc thiết lập nhiều dự án nghiên cứu như tự động hóa kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học, laser, công nghệ vũ trụ, robot thông minh có người lái trong không gian vũ trụ và siêu máy tính.
Sau khi nói về tình hình chung ở Hoa Kỳ, hãy nói về New York, nơi có dịch bệnh tồi tệ nhất ở Hoa Kỳ. Lây nhiễm nghiêm trọng ở New York tạo cơ hội hé lộ mối quan hệ chặt chẽ của tiểu bang này với chính quyền ĐCSTQ. Điều này được phản ánh ở hai khía cạnh chính. Một là giới chính trị New York quá gần gũi với ĐCSTQ, thứ hai là các sàn giao dịch kinh tế và thương mại quá mật thiết với nhau. Phố Wall lâu nay là nguồn “bơm máu” tài chính mạnh mẽ cho ĐCSTQ.
Ngày 11/4/2016, Phó đại diện đàm phán thương mại quốc tế ĐCSTQ, ông Trương Hướng Thần (Zhang Xiangchen) và Phó thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul đã ký một bản ghi nhớ chung về hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và New York. Cùng thời điểm đó, Tổng lãnh sự ĐCSTQ tại New York, bà Trương Khải Nguyệt (Zhang Qiyue) nói rằng New York là một “điểm sáng” trong sự phát triển hợp tác địa phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ngày 2/11/2017, Thống đốc Cuomo bang New York đã được phía Trung Quốc ưu ái trao tặng ‘giải thưởng Đám mây xanh’ từ Viện Trung Quốc tại Mỹ (China Institute). Phó Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul trong lúc thay mặt nhận giải thưởng đã bày tỏ, việc phát triển mối quan hệ giữa New York với Trung Quốc là “một trong những ưu tiên” của Thống đốc Cuomo. Bà Hochul giới thiệu rằng tiểu bang New York đã tổ chức ba đoàn doanh nghiệp đến Trung Quốc, và hiện đang lên kế hoạch tổ chức lần thứ tư.
Có thể thấy rằng “Giải thưởng Đám mây xanh” mang đậm màu sắc chính trị. Ngoài sự hiện diện của Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại New York Trương Khải Nguyệt ra, các nhà tài trợ của lễ trao giải thậm chí còn đáng chú ý hơn.
Truyền thông đưa tin, nhà tài trợ chương trình – Tập đoàn HNA là “con ruột” của ĐCSTQ, còn có nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, trong đó có nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đằng sau chống lưng.
Điều đó có nghĩa là ĐCSTQ đang tăng cường hợp tác kinh doanh và kéo gần mối quan hệ thông qua Thống đốc New York.
Ngày 18/6/2019, Thượng viện bang New York đã thông qua nghị quyết chọn 1/10 làm “Ngày Trung Quốc” và tuần đầu tiên của tháng 10 làm “Tuần lễ truyền thống Trung Quốc“. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nhận xét, việc thiết lập “Ngày Trung Quốc” ở New York này là việc làm “có ý nghĩa hết sức tích cực“.
Ai cũng biết rằng ĐCSTQ đã chọn ngày 1/10 làm ngày thành lập chính quyền, và ĐCSTQ đã mang đến tai họa rất lớn cho người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, New York đã chỉ định ngày này là “Ngày Trung Quốc“, cho thấy mối quan hệ trong giới chính trị New York và ĐCSTQ đã ngày một rất gắn kết.
New York được mệnh danh là “Trung tâm tài chính toàn cầu”, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Thông tin công khai cho thấy, ngoài Bắc Mỹ, Trung Quốc là đối tác giao dịch lớn nhất tại Phố Wall, Trung Quốc Đại Lục cùng với với Hồng Kông tạo nên thị trường xuất khẩu lớn nhất tại New York. Nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng có trụ sở tại Mỹ đã đầu tư vào Trung Quốc thông qua kênh phố Wall này, cùng lúc đó, nhiều công ty Trung Quốc cũng coi phố Wall là bến cảng đầu tiên để đặt chân đầu tư vào Hoa Kỳ.
Chính quyền ĐCSTQ đặt mối quan hệ với Phố Wall lên ưu tiên hàng đầu, đến nỗi khó có thể nhận thức rõ mức độ khăng khít giữa hai thể chế này.
Việc ĐCSTQ được làm thành viên của WTO cũng có đóng góp đáng kể trong vận động hành lang ở Phố Wall, khiến Clinton ủng hộ việc ĐCSTQ gia nhập WTO. Phố Wall đóng vai trò “truyền máu” trong sự tăng trưởng kinh tế của ĐCSTQ. Bush Jr và Obama đã từng lên kế hoạch liệt ĐCSTQ vào quốc gia thao túng tiền tệ, nhưng vấp phải sự ngăn cản của Phố Wall.
Năm 2005, giám đốc điều hành của một tập đoàn tài chính nổi tiếng Phố Wall, ông Robert Kuhn đã bợ đỡ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân – nhà độc tài bị cộng đồng quốc tế gọi là “tên lưu manh côn đồ nhân quyền” bằng việc phát hành cuốn tiểu sử “Người thay đổi Trung Quốc”.
Ngày 16/9/2018, trong giai đoạn bùng nổ của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, ĐCSTQ đã mời một số người trong giới thượng lưu Phố Wall và các đại gia ngân hàng Hoa Kỳ đến Bắc Kinh để tham gia “Hội nghị bàn tròn tài chính Trung – Mỹ“, và gặp mặt Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn vào ngày thứ hai của hội nghị. Vào thời điểm nóng bỏng này, họ đã đến Bắc Kinh để tham dự cuộc họp. Thái độ ủng hộ ĐCSTQ của giới chức New York đã lộ rõ.
Tháng 4/2010, ngân hàng Goldman Sachs đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc có hành vi gian lận đầu tư về một loại chứng khoán nợ địa ốc dưới chuẩn và đệ đơn kiện dân sự. Sau đó, một số kênh truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục đã tiết lộ cách Goldman Sachs chiếm được lòng tin của ĐCSTQ, và chiếm một vị trí không thể thay thế ở thị trường Trung Quốc.
Một trong những thủ đoạn của Goldman Sachs là giúp ĐCSTQ xử lý hàng chục tỷ tài sản xấu. Năm 2004, Goldman Sachs đã quyên góp 62 triệu đô la Mỹ để giúp một công ty trong công ty Chứng khoán Hải Nam – một cơ sở gặp khó khăn tài chính, trong khi chưa từng có mối quan hệ nào với công ty này trước đó.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bắt đầu khai hỏa vào tháng 6/2018. Dựa trên tỷ lệ mua vào là 2,5%, MSCI đã chính thức đưa cổ phiếu MSCI China A Stock của Trung Quốc Đại Lục vào “Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI”.
Ngày 3/9/2018, tỷ lệ mua vào của cổ phiếu MSCI China A Stock chạm mốc 5%. Vào ngày 28/2/2019, MSCI tuyên bố đẩy tỷ lệ mua vào của cổ phiếu Mainland China Stock đạt mốc 20%. Reuters báo cáo rằng động thái này có thể thu hút hơn 80 tỷ đô la vốn nước ngoài mới vào Trung Quốc. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đã huy động hàng chục tỷ đô la thông qua thị trường tài chính Mỹ trong những năm gần đây.
Một trong hai công ty lớn nhất cung cấp các chỉ số thị trường toàn cầu khác là FTSE Russell, cũng đã có những hành động cụ thể. Vào ngày 27/9/2018, FTSE Russell tuyên bố tích hợp China A Stock vào hệ thống chỉ số giá cổ phiếu toàn cầu và phân loại nó là thị trường mới nổi thứ cấp. Theo thống kê môi giới chứng khoán cho biết cơ sở này đã mang lại nguồn quỹ trị giá hơn 500 tỷ đô-la Mỹ cho China A Stock.
Tiếp bước hai tổ chức trên, ngày 1/4/2019, Tập đoàn Bloomberg chính thức tuyên bố tích hợp trái phiếu China vào Chỉ số trái phiếu tổng hợp Mỹ Bloomberg Barclays.
Nhà kinh tế Hoa Kỳ Qinglian cho biết, được sự công nhận của ba tổ chức lớn (MSCI, GEIS và Bloomberg) tương đương với việc công nhận cổ phiếu hạng A và trái phiếu Chính phủ Trung Quốc vốn khá rủi ro, nhưng mang lại dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho Trung Quốc và làm giảm bớt khốn cảnh của thị trường tư bản Trung Quốc, có thể nói họ là “quý nhân” của ĐCSTQ.
Trong một cuộc họp báo của “Ủy ban về Nguy cơ hiện tại: Trung Quốc”, cựu chiến lược gia kinh tế tài chính dưới thời chính phủ Reagan, ông Roger Robinson cho biết, năm ngoái ĐCSTQ có thể đã lấy đi 3.000 tỷ đô la tài trợ của thị trường vốn Hoa Kỳ. Đây đều là “tiền vốn của người Mỹ”.
Truyền thông Chính phủ ĐCSTQ cũng cho biết, theo báo cáo của Nhân Dân Nhật báo, chỉ riêng trong năm 2011, các công ty Trung Quốc đã ráo riết IPO (chào bán ra công chúng) ở các thị trường vốn ngoại, với số tiền tài trợ là 14,012 tỷ USD.
Phố Wall không chỉ “truyền máu” cho ĐCSTQ, mà còn có mối liên hệ rối rắm với các quan chức đảng này.
Tháng 2/2019, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) thông báo đình chỉ nghề nghiệp suốt đời đối với ông Timothy Fletcher, cựu Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng JP Morgan Chase. Fed cáo buộc Fletcher đã lập một kế hoạch tuyển dụng “không thích đáng”, chấp nhận đề xuất từ các quan chức chính phủ nước ngoài, khách hàng tiềm năng, cung cấp cơ hội thực tập và việc làm, “để đạt lợi ích thương mại không chính đáng cho công ty”.
Theo các tài liệu từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ năm 2016, JPMorgan Chase từ 10 năm trước đã phát triển dự án “Sons and Daughters” chuyên tuyển dụng con cái của các quan chức cấp cao ĐCSTQ.
Năm 2009, dự án này đã được “thể chế hóa” bởi các thành viên cao cấp trong ngân hàng và trở thành một hoạt động được coi là hợp lý. Cho đến năm 2013, dự án này mới chấm dứt.
Trong 7 năm (từ 2006 đến 2013), JPMorgan Chase đã thuê khoảng 200 người có quan hệ mật thiết với quan chức ĐCSTQ và châu Á làm nhân viên chính thức hoặc thực tập sinh.
Khoảng một nửa số người này được các quan chức của các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan Chính phủ ĐCSTQ giới thiệu. Mặc dù một số ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn được JPMorgan đưa vào thuê.
Dự án này đã mang lại doanh thu hàng trăm triệu đô la cho JPMorgan Chase. Nhưng ngân hàng này cũng phải nộp phạt tổng cộng 264 triệu USD cho Chính phủ Liên Bang vào năm 2016.
JPMorgan Chase không phải là công ty đầu tiên ở Phố Wall, cũng không phải là công ty duy nhất có được lợi ích thương mại ở Trung Quốc Đại Lục theo cách này.
Ngày 31/5/2015, Morgan Stanley, một trong những thể chế tài chính lớn nhất thế giới tại Phố Wall cũng đã phải nhận trát hầu tòa. Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ yêu cầu bàn giao thông tin của hơn 30 quan chức cấp cao ĐCSTQ có quan hệ với ngân hàng này. Goldman Sachs, UBS, Credit Suisse, Deutsche Bank và Citigroup cũng nhận được yêu cầu tương tự.
Được nhà tuyển dụng gọi là “Ứng cử viên tệ nhất” trong đợt tuyển dụng năm 2007 là Gao Jue, con trai Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Hucheng. Mặc dù bộ trưởng này không phải là khách hàng của Morgan Standley, nhưng ông ta nắm quyền phê duyệt sát nhập kinh doanh.
Ngoài ra, Ngân hàng Goldman Sachs đã từng tuyển dụng cháu trai của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành. Đường Hiểu Ninh, con trai của Chủ tịch Tập đoàn China Everbright Đường Song Ninh, được tuyển dụng để làm việc cho Morgan, Citigroup và Goldman Sachs. Năm 2010, Lưu Nhạc Phi, con trai của cựu Thường ủy viên ĐCSTQ Lưu Vân Sơn đã gửi gắm hai người vào làm thực tập sinh tại JPMorgan Chase.
Không khó để thấy rằng Phố Wall đã tiếp rất nhiều máu cho ĐCSTQ và giờ đây đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề trong đại dịch.
Giám đốc điều hành Morgan Stanley, ông James Gorman, bị dính virus viêm phổi Vũ Hán, mặc dù được hồi phục ngày 9/4, người đàn ông 61 tuổi này cũng đã gây sốc khi một lần trải nghiệm “quỷ môn quan”.
So với Gorman, Peg Broadbent, giám đốc tài chính (CFO) của ngân hàng đầu tư tài chính Jefferies lại không được may mắn như vậy. Ông Broadbent, 56 tuổi, qua đời ngày 29/3 vì nhiễm virus viêm phổi Trung Cộng (virus corona mới). Trước đó, ông có 16 năm làm việc tại một ngân hàng đầu tư lớn là Morgan Stanley và vợ ông, bà Hayley cũng từng là giám đốc điều hành tại ngân hàng này.
Ngày 21/3, cựu giám đốc điều hành cấp cao của JPMorgan Chase, ông Bill Pike cũng đã qua đời vì nhiễm virus viêm phổi Trung Cộng.
Tạp chí Phố Wall ngày 7/4 báo cáo, khoảng 20 nhân viên trên tầng 5 ở trụ sở của JPMorgan Chase đã xét nghiệm dương tính với virus và 65 người khác bị cách ly.
Tính đến 7 giờ sáng ngày 26/6, tổng số ca nhiễm ở New York là 414.263 người, trong đó có 31.372 người chết và tỷ lệ tử vong là 7,57%.
Lược dịch từ Epoch Times
Xem thêm:
MỜI XEM THÊM VIDEO:
Lượng mưa tại đỉnh Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong vòng 48 giờ qua…
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…